Lưu ý khi dùng khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường và giảm mỡ máu
Khổ qua rừng, các dạng chế biến thường gặp
Khổ qua rừng có thể được dùng tươi để làm món ăn (nhồi với thịt bằm, nhồi chả cá thát lát, muối chua ngọt tỏi ớt), nấu nước uống, đắp mặt nạ… và cũng có thể được dùng khô để làm trà túi lọc, trà khô, bột khổ qua rừng…
Ngoài ra, khổ qua rừng còn được bào chế thành các dạng viên nang, viên hoàn.
Món ăn từ khổ qua rừng dành cho bệnh nhân tiểu đường
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sơn (bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM), bệnh nhân bị tiểu đường cần có chế độ ăn đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tăng đường huyết, trong đó có hai điểm cần chú ý là: Hạn chế bánh kẹo và các loại thực phẩm chứa đường ở dạng hấp thu nhanh; Nên dùng rau củ quả và trái cây (đáng chú ý là khổ qua rừng…).
Vì vậy, các bệnh nhân có thể tham khảo nhiều món ăn từ khổ qua rừng, trong đó có món canh khổ qua kết hợp với loài cá đặc sản miền Tây, đó là cá thát lát.
Nguyên liệu của món ăn gồm: Cá thát lát, khổ qua rừng, chả giò sống, củ cải đỏ, củ cải trắng, đậu hà lan, hành và ngò (nấu như cách nấu thông thường và ăn cùng bữa cơm).
Lưu ý: Món ăn chỉ có tác dụng hỗ trợ cho người đái tháo đường, vì vậy, bệnh nhân cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ về chế độ dùng thuốc kết hợp món ăn, không được tự ý bỏ thuốc.

Khổ qua rừng. Ảnh: Caythuoc.org
Công dụng làm thuốc của khổ qua rừng
Khổ qua rừng có nhiều công dụng tương tự như khổ qua thường, trong đó có thể kể đến là:
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường (dùng cho trường hợp tiểu đường type II dạng nhẹ và trung bình, với dạng nặng thì khó thấy kết quả).
- Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
- Giúp ổn định huyết áp (người bị huyết áp thấp không nên dùng).
- Thanh lọc cơ thể (nhưng không nên dùng thường xuyên).
- Giảm mỡ máu và hỗ trợ giảm cân (nhờ cơ chế thúc đẩy chuyển hóa đường trong máu).
Cách dùng: Cách dùng phổ biến nhất là uống trà từ trái khổ qua rừng phơi khô (sấy khô), liều lượng khoảng 30g mỗi ngày (có thể chia thành hai hoặc ba lần uống trong ngày, lưu ý không dùng quá liều và nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng).
Những lưu ý khi dùng khổ qua rừng làm thuốc
Tương tự như khổ qua thường, ngoài các lưu ý về liều lượng thì khi dùng khổ qua rừng làm thuốc, bạn cũng cần lưu ý khi dùng khổ qua rừng một số điều như:
- Với những người sức khỏe bình thường thì không nên dùng thường xuyên (vì ăn quá nhiều có thể gây thiếu máu, tán huyết, nhức đầu, hôn mê, hoa mắt, chóng mặt, sốt, đau bụng…..).
- Với những người muốn có thai hoặc khó có thai thì không nên dùng (vì khổ qua làm hạn chế khả năng thụ thai).
- Các bà bầu không nên ăn (vì không tốt cho sự phát triển của thai nhi và dễ gây sảy thai).
- Trẻ nhỏ cũng không nên dùng (vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng để hấp thu một số chất dinh dưỡng và đào thải độc tố).
- Người có tiền sử bị bệnh gan hoặc bệnh thận cũng không nên dùng (vì sẽ làm tăng men gan và làm ảnh hưởng đến thận).
- Người thể tạng hàn hoặc đang mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên dùng (vì dễ bị lỵ, tiêu chảy và các bệnh khác về dạ dày).
- Với những loại được trồng ở vùng đất bị nhiễm kim loại nặng thì có thể gây độc, làm tổn hại gan, vì vậy, bạn hãy chọn nguồn cung uy tín để đảm bảo sức khỏe.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am