Lưu ý trong dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư dịp tết
Hai quan niệm sai lầm thường gặp nhất trong thực hành dinh dưỡng ở người bệnh ung thư dịp Tết
Tẩm bổ quá mức cùng lúc
Rất nhiều bệnh nhân ung thư thể trạng suy nhược nên ra sức tẩm bổ cũng không đúng. Việc nhồi nhét cùng lúc nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng như sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, các món ăn như gà, bò, hải sản cùng lúc với mong muốn nhanh chóng phục hồi sức khỏe là quan niệm sai lầm.
Phần lớn các bệnh nhân ung thư sau khi được phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thường ăn uống kém, chức năng tiêu hóa của dạ dày và hệ thống tiêu hóa thường suy giảm rõ rệt.
Nhiều bệnh nhân ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ nhưng phải hợp lý về số lượng mỗi bữa, tổng lượng mỗi ngày và chất lượng món ăn. Lại có những bệnh nhân thậm chí trong một thời gian ngắn mà bồi bổ quá mức các thực phẩm như thịt cá, cua biển, gà, bò, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. nhồi nhét vào cơ thể như vậy là không đúng. Việc bổ sung dinh dưỡng cần được phân bổ hợp lý không nên dồn cùng một lúc. Nhất là thời điểm tết được vui vầy sum họp bên gia đình. Người thân cũng nên gượng ép bệnh nhân ung thư ăn quá nhiều.
Kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy nhược
Trái ngược với quan niệm tẩm bổ thì rất nhiều người bệnh ung thư chủ động ăn kiêng. Kiêng khem chặt chẽ với quan niệm ăn đồ bổ dưỡng sẽ khiến khối u phát triển nhanh hơn. Người bệnh ung thư cần phải hiểu rằng cho đến nay chưa có bất kỳ chứng minh lâm sàng nào khẳng định hiệu quả điều trị ung thư bằng việc nhịn ăn, bỏ đói khối u.
Có một quan điểm sai lầm đang tồn tại: Ăn uống càng bổ dưỡng thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, “bỏ đói” khối u. Nhiều người còn ăn thiên lệch các nhóm thực phẩm.

(Ảnh minh họa: VNE)
Lưu ý dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dịp Tết
Theo Ths.BSCKII Trần Thị Anh Tường, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng, Viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh, đa số các bệnh nhân ung thư thường mất vị giác. Họ thường không xuất hiện cảm giác đói, cũng không còn cảm giác ngon miệng, thậm chí nhiều người còn đắng miệng cả ngày và gần như không còn cảm giác thèm ăn thứ gì cả. Đặc biệt là các bệnh nhân đang trong quá trình hoá trị hay xạ trị, thì tác dụng phụ của các phương pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của người bệnh như nôn, buồn nôn, khô miệng, lở loét miệng, đầy bụng khó tiêu…
Theo PGS.TS Trần Minh Đạo, Giám đốc bệnh viện 198 khẳng định, dù với bất cứ lý do gì, bệnh nhân điều trị ung thư và người nhà cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng dưới đây để cải thiện tình trạng chán ăn cũng như suy nhược cơ thể do điều trị ung thư. Những ngày lễ tết người bệnh ung thư nên chú ý:
- Không nên ăn no cho một bữa sẽ khiến dễ nôn, buồn nôn và cơ thể mệt mỏi. Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu chất đạm nhưng chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Với cách ăn như vậy sẽ giúp người bệnh ung thư có thể ăn được nhiều mà không bị đầy chướng bụng.
- Hạn chế ăn các món chiên, nướng, xào nhiều dầu mỡ vì đây là các cách chế biến khiến khó tiêu, no lâu. Nên lựa chọn các món luộc, hấp.
- Tuyệt đối không ăn các món ăn muối chua, lên men lâu, hoặc thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích, đồ hộp…
- Không nên ăn các món ăn đã qua chế biến quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Nên ăn ngay đồ ăn khi vừa được hâm nóng nhất là đồ ăn bảo quản tủ lạnh.
- Những bệnh nhân đang hóa trị có nguy cơ giảm bạch cầu hoặc đã từng bị giảm bạch cầu các lần điều trị trước tuyệt đối không ăn rau sống, xà lách. Trái cây cần ăn ngay sau khi gọt vỏ.
- Hạn chế đến mức tối đa việc uống các loại nước ngọt, nước có ga.
- Gia tăng các loại thực phẩm xanh như rau xanh, trái cây tươi trong thực đơn.
- Nên ăn đồ ăn được chế biến dạng nhuyễn, nước như thức uống dinh dưỡng, canh, súp, sữa, sinh tố hoa quả, thức ăn dạng xay nhuyễn để hỗ trợ tiêu hóa cho bộ máy tiêu hóa đang bị tổn thương. Dịp tết thường các loại hạt dinh dưỡng thường được sử dụng nhiều như hạt điều, hạt lanh, hạt thông, quả óc chó, hạt hướng dương, nho khô… người bệnh ung thư có thể ăn các loại thực phẩm này để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.
- Bữa sáng vẫn phải là bữa chính trong ngày.
- Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ…
- Rượu, bia là loại thức uống phải kiêng tuyệt đối nhất là những người mắc ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú.
Theo Thaythuocvietnam.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm