Mồ hôi máu là bệnh gì? Mồ hôi máu có nguy hiểm không?

Vụ việc một thanh niên 24 tuổi đến bệnh viện Da liễu Trung ương khám với chiếc áo trắng và đôi dép nhuốm máu đỏ, theo chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng “mồ hôi máu” làm nhiều người hoang mang, lo lắng. Vậy mồ hôi máu là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
01/12/2020 11:22

Mồ hôi máu là bệnh gì?

Hyperhidrosis-hero

Hình minh họa

Đổ mồ hôi máu là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp trong đó bạn đổ mồ hôi máu. Nhiều người thường nghĩ đổ mồ hôi máu chỉ thường có trong các câu chuyện, bộ phim viễn tưởng, nhưng đây là một tình trạng sức khỏe có thật.

Mồ hôi máu (Hematohidrosis hay Hemidrosis) rất hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mô hôi tiết ra có lẫn máu. Tùy lượng máu nhiều hay ít mà màu sắc mồ hôi có thể thay đổi: đỏ tươi, hồng hoặc hồng nhạt.

Thể nhẹ, mồ hôi có màu hồng nhạt, đặc biệt là vùng trán, lưng, bụng... Lau mặt, khăn có màu đỏ. Cổ áo, quần đùi trắng thỉnh thoảng có màu hồng, đỏ, đặc biệt là sau hoạt động nặng. Ở thể nặng, máu pha trộn mồ hôi chảy trên một số vùng da của cơ thể, có thể chảy ra từ mặt, lỗ mũi, miệng... thậm chí nước mắt cũng có máu.

Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh mồ hôi máu?

Những dấu hiệu của bệnh mồ hôi máu

  • Những người bị tụ máu có thể đổ mồ hôi máu từ da. Tình trạng này thường xảy ra trên mặt, nhưng cũng có thể ở lớp niêm mạc bên trong cơ thể, như trong mũi, miệng hoặc dạ dày. Phần da xung quanh khu vực có thể bị sưng tạm thời.
  • Chảy máu ở tai và mắt cũng liên quan đến bệnh mồ hôi máu.
  • Nếu bạn đổ mồ hôi một màu khác như vàng, xanh dương, xanh lá cây hoặc đen, bạn có thể mắc bệnh khác liên quan đến nhiễm sắc thể.
  • Chảy máu thường tự dừng lại và không nghiêm trọng, mặc dù bạn có thể bị mất nước và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Nguyên nhân của bệnh mồ hôi máu

photo1594472789753-15944727897601873128286-crop-15944732661571972318736

Hình minh họa

Chảy máu xảy ra khi mạch máu nhỏ vỡ. Một số mạch máu, bao gồm những mạch máu gần tuyến mồ hôi và trong màng nhầy, gần bề mặt da hơn. Do đó, chúng có nhiều khả năng vỡ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mồ hôi máu thường xảy ra ở khu vực gần mũi, trán và các bộ phận khác của cơ thể nằm gần tuyến mồ hôi hoặc màng nhầy.

Căng thẳng về thể chất và tâm lý cũng có thể gây đổ mồ hôi máu, mặc dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh luận điểm này. Tỷ lệ căng thẳng, rối loạn lo âu và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ người mắc mồ hôi máu thì không. Điều này cho thấy các tính trạng sức khỏe khác cũng có thể gây ra bệnh này.

Những người có tiền sử đổ mồ hôi thường có khiếm khuyết ở lớp hạ bì, làm cho máu tích tụ ở khu vực khiếm khuyết, gây đổ mồ hôi máu.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đổ mồ hôi máu đều do căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Thông thường, các bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân cơ bản gây đổ mồ hôi máu. Một số nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng các vấn đề về hệ thần kinh có thể đóng một vai trò trong quá trình tạo máu.

Ai là người có thể mắc hội chứng mồ hôi máu?

Hội chứng chảy mồ hôi máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao hay rối loạn đông máu. Nó cũng có thể xảy ra ở phụ nữ trong khi họ đang đến kỳ kinh nguyệt.

Thỉnh thoảng, hội chứng này xảy ra dường như do sợ hãi hay đau đớn quá mức, chẳng hạn như đang đối mặt với cái chết, bị tra tấn, hay đang bị lạm dụng nặng.

Hội chứng mồ hôi máu có thể dẫn đến tử vong không?

Chảy mồ hôi máu có thể rất kinh khủng. Đối với một vài người, có thể chảy nhiều đến nỗi kiệt sức, tuy nhiên, hội chứng này cơ bản không nguy hiểm.

Máu chảy từ những mạch máu nhỏ gần bền mặt da, không phải những tĩnh mạch hay động mạch sâu. Vì vậy, khó có thể chảy máu nhiều cho đến chết được cho dù thậm chí bệnh nhân chảy máu từ nhiều nơi khác nhau trên cơ thể.

Những phương pháp giúp điều trị mồ hôi máu

Nếu bác sĩ phát hiện hoặc nghi ngờ một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó đang làm bạn chảy máu, họ sẽ cố gắng xử lý vấn đề đó để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa. Bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc chẹn beta hoặc vitamin C để hạ huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu hoặc liệu pháp để hạn chế các cơn liên quan đến căng thẳng cảm xúc cao
  • Thuốc giúp đông máu hoặc cầm máu

Những vụ chảy mồ hôi máu ở Việt Nam

  • Thanh niên 24 tuổi bị mồ hôi máu

img-18139-1606783114-7989-1606785153

Hình minh họa

Trường hợp, thanh niên 24 tuổi, đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám bởi chiếc áo trắng đang mặc, đôi dép đang mang bỗng dưng nhuốm màu đỏ được giáo sư, tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, phát hiện năm 2017, chia sẻ ngày 1/12. Bệnh nhân sau đó đã được điều trị khỏi, trở thành ca điển hình được ghi vào y văn thế giới.

Nam thanh niên trên được điều trị bằng thuốc an thần, bác sĩ tư vấn về sức khỏe tinh thần. Một tháng sau, xét nghiệm lượng hồng cầu trong mồ hôi bắt đầu giảm. Tháng thứ ba hết hẳn, tuy nhiên năm đầu tiên hiện tượng này tái lại ba lần. Đến năm thứ hai, tái khám ba tháng một lần, giáo sư Khang nhận thấy bệnh nhân mất hoàn toàn hiện tượng này. Năm 2020, kiểm tra lại, anh không còn dấu hiệu bệnh. Giáo sư khẳng định bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.

  • Cháu bé 11 tuổi tại Bình Định bị đổ mồ hôi máu

do_mo_hoi_mau_2

Hình minh họa

Theo tiến sĩ - bác sĩ Vũ Tuấn Anh - giám đốc Bệnh viện Phong và da liễu trung ương Quy Hòa, bé N. được gia đình đưa đến nhập viện vào ngày 23/8/2018 với triệu chứng mồ hôi tiết qua da ở vùng mắt, mặt có màu đỏ tươi của máu. Xét nghiệm mồ hôi vùng mặt của bé N. cho thấy có các thành phần của máu như hồng cầu, bạch cầu. Trường hợp bé N. là đổ mồ hôi máu ở vùng mặt, nhưng một số bệnh nhân khác thì đổ mồ hôi ở những vị trí khác trên cơ thể. BS Vũ Tuấn Anh cho biết đây là lần đầu tiên Bệnh viện Phong và da liễu trung ương Quy Hòa điều trị cho một bệnh nhân mắc chứng đổ mồ hôi máu.

Thanh Trà ( Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer