Mối liên quan giữa giấc ngủ và bệnh glôcôm

Nghiên cứu trên hơn 6700 người ở Mỹ tuổi hơn 40, dựa trên kết quả trả lời bộ câu hỏi có liên quan đến giấc ngủ, các tác giả đã tìm thấy mối liên quan giữa giấc ngủ và bệnh glôcôm.
13/06/2022 16:48

Người tham gia nghiên cứu trả lời các câu hỏi về giấc ngủ của phiếu điều tra với các câu hỏi như sau:

- Thời gian ngủ

- Những khó khăn để có thể ngủ thiếp đi

- Những cản trờ đối với giấc ngủ (gây thức giấc)

- Có rối loạn giấc ngủ đã được chẩn đoán, bao gồm cả ngưng thở khi ngủ

- Phải dùng thuốc ngủ

- Cơn buồn ngủ vào ban ngày

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kết quả nghiên cứu được công bố trên AAO, những phát hiện liên quan đó là:

- Những người ngủ quá 10 tiếng/đêm có nguy cơ bị glôcôm có tổn thương thị thần kinh gấp 3 lần người chỉ ngủ 7 tiếng/đêm.

- Những người chỉ cần 9 phút hay ít hơn hay những người phải mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ có nguy cơ bị glôcôm gấp đôi so với người chỉ cần từ 10 - 29 phút để ngủ thiếp đi.

- Nguy cơ giảm thị lực cao gấp 3 lần ở những người chỉ ngủ 3 tiếng hay ít hơn hay ngủ hơn 10 tiếng/đêm, so với người ngủ khoảng 7 tiếng/đêm.

- Những người nói họ có vấn đề về trí nhớ do những cơn ngủ ngày có nguy cơ mất thị trường nhiều hơn những người không ngủ ngày và không có vấn đề về trí nhớ.

- Những người có khó khăn để làm những việc mình yêu thích vì những cơn buồn ngủ ban ngày có nguy cơ mất thị lực cao gấp 3 lần so với những người vẫn duy trì được công việc ưa thích, không bị những cơn ngủ ngày quấy rầy.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 

comment Bình luận

largeer