Món ăn chống ngán ngày Tết
Những món dưa muối ngày Tết
Hành muối
Nguyên liệu chuẩn bị để làm món này bao gồm: hành củ, giấm, đường, muối, phèn.
Đầu tiên bạn cho muối và phèn chua vào chậu nước rồi khấy đến khi tan hẳn. Tiếp đến, bỏ hành vào chậu ngâm cùng và đậy kín khoảng 2 ngày. 2 ngày sau bỏ hành ra gọt vỏ, rửa và để ráo nước.
Món ăn chống ngán ngày Tết trong đó có hành muối. Đây là món ăn truyền thống được mọi người yêu thích
Khi sơ chế hành xong, bạn tiến hành làm nước trộn gồm giấm, đường, muối, nước cho vào nồi đun sôi rồi tắt bếp đợi nguội. Đổ hành vào hộp rồi cho hỗn hợp nước trên ngập củ hành.
Đợi 10 ngày sau là món hành muối sẽ ăn được.
Dưa kiệu
Nguyên liệu gồm: kiệu, muối, phèn chua, giấm, đường
Ngâm củ kiệu vào nước muối pha 12 giờ rồi xả nhiều lần với nước. Pha phèn chua rồi ngâm tiếp củ kiệu, đem phơi nắng. Tiếp tục xả nước rồi vớt kiệu ra rổ cho ráo nước rồi phơi nắng 3 giờ.
Cắt rễ, lột vỏ rồi rửa sạch. Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.
Món ăn chống ngán ngày Tết. Kiệu muối là món dưa không thể thiếu của người miền Nam trong dịp Tết
Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có bắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn.
Nếu muốn nhanh ăn được thì bạn áp dụng cách : nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).
Dưa món
Nguyên liệu gồm: Cà rốt, củ cải, đường, mì chính, nước mắm, muối trắng
Cách làm: Củ cải và cà rốt nạo vỏ, rửa sạch thái hình hoa hoặc hình con chì ngâm với nước muối 30 phút.
Đổ cà rốt, củ cải ra rổ rồi dùng khăn sạch vắt kiệt nước, rửa lại bằng nước sạch rồi lại vắt khô, làm liên lục như vậy 3 lần.
Người miền Trung luôn chuẩn bị dưa món mỗi dịp Tết đến
Cho rau củ lên vỉ nướng chỉnh 100 độ C ở chế độ quạt gió trong thời gian 1 tiếng.
Cho đường, nước lọc vào nồi đun sôi để đường tan hết rồi thêm nước mắm nếm cho vừa ăn. Đun sôi rồi tắt bếp. Tiếp đó cho nửa thìa mì chính và tỏi thái mỏng vào.
Rau củ đã sấy được 1 tiếng thì tắt lò, lấy ra để nguội rồi xếp vào lọ thuỷ tinh cùng tỏi đã bào khi nãy. Dùng đĩa chèn lên mặt rau củ rồi đổ nước mắm vào, đậy nắp lọ và để nơi thoáng mát, 2 ngày sau là có thể dùng dần.
Dưa cải muối
Nguyên liệu: cải bẹ, hành tím, hành lá, muối, đường, giấm
Cách làm: Cắt bỏ phần rễ dưa, tẽ ra từng bẹ, cho muối hạt vào ngâm rửa sạch, cắt khúc khoảng 3-5cm, xong để ráo nước. Đem phơi ít nhất ra ngoài có ánh sáng mặt trời khoảng nửa ngày đến 1 ngày.
Dùng 1,5 l nước đun sôi để nguội, hòa đường và muối hạt vào, nêm nếm thấy vừa ăn là được. Tránh cho muối quá nhiều, mặn quá dưa sẽ không ngon.
Dưa cải muối ăn chống ngán rất dễ làm và ngon miệng
Nếu muốn dưa được ăn nhanh, bạn có thể cho thêm 1 ít dấm để làm dưa chua nhanh hơn.
Sau khi đã hòa hỗn hợp muối, đường vào nước đun sôi, các bạn xếp dưa cải đã phơi, hành lá (hoặc thêm ớt) vào lọ. Lấy 1 túi nhựa chèn lên để nén dưa xuống ngấm đều vị.
Xong để lọ dưa muối cải vào nơi thoáng mát, chỉ sau 1 -2 ngày nếu thấy dưa chuyển sang màu vàng, có vị thanh chua là có thể ăn được rồi.
Nộm ngó sen rau muống
Nguyên liệu: Củ sen, ngó sen, rau muống non, cà rốt, cải thảo, tỏi, ớt, gừng, muối, đường, dấm, nước mắm.
Cách làm:
Gọt vỏ củ sen và thái lát mỏng. Ngó sen cắt khúc vừa ăn. Đem 2 nguyên liệu này ngâm vào nước rồi vắt nửa quả chanh hoặc thìa giấm để giữ độ trắng.
Rau muống nhặt sạch lá, lấy cọng non, rửa sạch. Cải thảo gọt lá lấy phần thân giữa. Gừng thát lát, ớt băm nhỏ.
Trộn hỗn hợp củ sen, ngó sen, rau muống, cải thảo với muối, đường ngâm tầm 15 phút rồi vớt ra rổ vắt khô nước. Sau đó trộn với gừng, và cuối cùng là cho vào lọ thủy tinh.
Hòa đường với dấm, tỏi, ớt, muối, nước mắm, dội lên trên hỗn hợp rau củ kia. Để chừng 3 tiếng là ăn được. Có thể cất vào tủ lạnh dùng dần.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm