Một bệnh nhân bị ngộ độc do ăn dưa lê để tủ lạnh từ tối hôm trước
Gần đây tại khoa Bệnh lây đường tiêu hóa – Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm – Bệnh viện TWQĐ 108 tiếp nhận các ca bệnh với chẩn đoán: Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn.
Theo lời bệnh nhân kể lại, buổi sáng trước khi vào viện, bệnh nhân có ăn một quả dưa lê đã cắt và để trong tủ lạnh từ tối hôm trước. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ bệnh nhân bắt đầu xuất hiện buồn nôn, nôn ra dịch dạ dày có lẫn thức ăn, kèm theo đau bụng âm ỉ quanh rốn, đi ngoài phân lỏng, rối loạnh tiểu tiện. Bệnh nhân vào viện trong tịnh trạng: Ý thức tỉnh, kích thích, môi khô, lưỡi bẩn, đau bụng nhiều, nôn ra dịch dày dày, sốt cao (38o7), huyết áp thấp (90/50mmHg). Bệnh nhân đã được khám chẩn đoán, điều trị và chăm sóc kịp thời, toàn trạng ổn định và được ra viện.
Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện
Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không may bị ngộ độc thức ăn mà không xử trí kịp thời rất dễ xảy ra nguy cơ và biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy đội ngũ cán bộ, nhân viên khoa Bệnh lây đường tiêu hóa (Khoa A4B) kết hợp cùng Ban Công tác xã hội Bệnh viện TWQĐ 108 đã tổ chức buổi tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh (Hiện đang điều trị tại khoa) với những nội dung như: Ngộ độc thức ăn là gì? Chúng ta cần làm khi bị ngộ độc thức ăn? và cách đề phòng như thế nào?
Theo TS Đại tá Nguyễn Đăng Mạnh chia sẻ: “Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh cảnh lâm sàng chính là hội chứng viêm dạ dày, tiểu tràng cấp tính. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng. Khi ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như: Thịt, đặc biệt thịt tái, sống, sữa, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chín,… Khi dùng rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm Salmonella bởi phân người và súc vật”.
Hướng điều trị khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc:
- Bù nước, điện giải bị mất.
- Ưu tiên đường uống.
- Chỉ truyền dịch khi không uống được, nôn nhiều, mất dịch điện giải nặng.
- Điều trị triệu chứng: Sốt, an thần, vitamin, nâng đỡ cơ thể, trợ tim mạch...
- Dùng kháng sinh khi tác nhân là vi khuẩn.
- Với C.Botulinum: Rửa dạ dày, thụt tháo (loại bỏ độc tố), dùng huyết thanh kháng độc tố, điều trị liệt cơ (hô hấp).
Cách phòng bệnh:
- Vệ sinh ăn uống: thực phẩm nấu chín, đun sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống trước và sau khi sử dụng.
- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào vật ô nhiễm
- Chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản.
- Không để người mang khuẩn (đang mắc bệnh, nghi ngờ mắc) làm việc ở khu vực chế biến, đóng gói thực phẩm, đồ chơi trẻ em.
- Người bị viêm mũi xoang, mũi họng không nên làm nghề chế biến thực phẩm hoặc nấu ăn.
- Đồ hộp bị thủng, phồng hoặc biến màu cần loại bỏ.
Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm