Một người có thể hiến bao nhiêu lít máu?

Hiện nay, nhiều người vẫn đi hiến máu để phục vụ cho y tế và cho những người cần máu. Đây là việc làm luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, một người có thể hiến được bao nhiêu lít máu để đảm bảo an toàn?
17/03/2021 15:28

Chúng ta có bao nhiêu lít máu trong người?

Máu nuôi cơ thể con người. Theo các nhà nghiên cứu, mỗi người trưởng thành có khoảng 5 lít máu, con số này có sự thay đổi tùy vào thể trạng.

Số lượng máu trong cơ thể con người thay đổi theo nơi sinh sống, theo kích thước cơ thể, độ tuổi. Cụ thể, 

  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sinh đủ tháng có khoảng 75 mililít (mL) máu trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nếu một đứa trẻ nặng khoảng 3.6kg, chúng sẽ có khoảng 270 ml máu trong cơ thể.
  • Trẻ em: Một đứa trẻ nặng 36kg trung bình sẽ có khoảng 2.650 mL máu trong cơ thể.
  • Người lớn: Người lớn trung bình nặng từ 65 đến 80kg nên có khoảng khoảng 4.5 đến 5.7 lít máu.
  • Phụ nữ mang thai: Để hỗ trợ thai nhi phát triển, phụ nữ mang thai thường có lượng máu nhiều hơn từ 30 đến 50% so với phụ nữ không mang thai.

Một người có thể hiến bao nhiêu lít máu?

hien mau

Hình minh họa.

Trong y tế, để phục vụ cho điều trị bệnh tật, các bệnh viện cần lượng lớn số lượng máu để cứu người. Do đó, hằng năm nước ta luôn phát động các chiến dịch hiến máu ở các địa điểm như bệnh viện, trường học, địa bàn dân cư. 

Những người mắc bệnh lây nhiễm, HIV, phụ nữ mới sinh con, người thiếu máu.... được khuyến cáo không nên hiến máu. Người hiến máu cần đạt đủ điều kiện theo yêu cầu mới được hiến. Tuy nhiên, một người có thể hiến được bao nhiêu lít máu?

Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, lượng máu tiêu chuẩn mà một người sẽ cho trong một lần hiến máu là 450ml. Đây là khoảng 10% lượng máu trong cơ thể và bạn vẫn sẽ an toàn nếu mất ngần đó máu.

Chúng ta có thể cảm thấy hơi choáng sau khi hiến máu. Vì vậy, các trung tâm hiến máu yêu cầu người hiến máu nghỉ ngơi trong 10 - 15 phút và uống nước trước khi rời đi.

Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, huyết tương thường được bổ sung trong vòng 24 giờ, trong khi các tế bào hồng cầu trở lại mức bình thường trong vòng 4 đến 6 tuần sau khi hiến máu. Đây là lý do chúng ta phải chờ đợi cho các lần hiến máu tiếp theo. Thời gian chờ đợi giúp đảm bảo rằng cơ thể bạn có đủ thời gian để bổ sung huyết tương, tiểu cầu và hồng cầu trước khi bạn thực hiện một lần hiến tặng khác.

Mặc dù các bác sĩ không giới hạn số lần truyền máu trong suốt cuộc đời của một người, nhưng việc phải lấy nhiều máu trong một khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ cao hơn.

Hiến máu được chia làm các loại: hiến máu toàn phần, là loại hiến máu phổ biến nhất, hiến huyết tương, hiến tiểu cầu và hiến tế bào hồng cầu, còn được gọi là hiến tặng hồng cầu kép

Hiến máu toàn phần là cách hiến tặng linh hoạt và dễ dàng nhất. Máu toàn phần chứa các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu, tất cả đều lơ lửng trong một chất lỏng gọi là huyết tương. Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ , hầu hết mọi người có thể hiến máu toàn phần 56 ngày một lần.

Để hiến tặng các tế bào hồng cầu - thành phần máu quan trọng được sử dụng để truyền các sản phẩm máu trong các cuộc phẫu thuật - hầu hết mọi người phải đợi 112 ngày giữa các lần hiến. Loại hiến máu này không được thực hiện nhiều hơn ba lần một năm.

Nam giới dưới 18 tuổi chỉ có thể hiến hồng cầu hai lần một năm.

Tiểu cầu là tế bào giúp hình thành cục máu đông và kiểm soát chảy máu. Mọi người thường có thể hiến tiểu cầu 7 ngày một lần, tối đa 24 lần một năm.

Việc hiến tặng chỉ huyết tương thường có thể được thực hiện 28 ngày một lần, tối đa 13 lần một năm.

comment Bình luận

largeer