Một số biện pháp cần thực hiện để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Do vậy, kiểm soát an toàn thực phẩm cho người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng thường xuyên phối hợp với các đơn vị lâm sàng trong Bệnh viện hướng dẫn người bệnh thực hành an toàn thực phẩm.
30/01/2025 18:07

Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết:

* Khi người bệnh điều trị nội trú:

1. Tuân thủ chế độ ăn bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ.

2. Sử dụng suất ăn trong vòng 2 giờ kể từ khi nhận được suất ăn.

z6259513916708_7c8d7dc7388f16e83290652faab096f6

3. Rửa tay trước khi ăn, trước khi pha sữa. Dụng cụ pha sữa phải được rửa sạch, tráng nước sôi trước khi pha sữa.

4. Đọc nhãn mác thực phẩm: Chú ý hạn sử dụng

5. Sữa đóng chai lưu ý: Thời gian sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thường chỉ sử dụng trong vòng 4 giờ ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong ngày khi bảo quản nóng.

* Khi người bệnh ra viện:

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm. Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì người tiêu dùng thực phẩm cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Dưới đây là một số nguyên tắc và lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn trong dịp Tết:

1. Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng

- Mua thực phẩm từ các nguồn đáng tin cậy: Lựa chọn mua thực phẩm từ siêu thị, cửa hàng thực phẩm uy tín, hoặc các chợ có kiểm soát chất lượng. Tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc những nơi không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chọn thực phẩm tươi, mới: Ưu tiên chọn thực phẩm tươi, không có dấu hiệu hư hỏng, không có mùi lạ.

2. Đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến

- Rửa sạch thực phẩm: Rau, củ, quả phải được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thịt, cá cần được làm sạch kỹ trước khi chế biến.

- Dụng cụ nấu ăn sạch sẽ: Các dụng cụ như dao, thớt, nồi, chảo luôn sạch sẽ trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay trước khi nấu ăn và trong suốt quá trình chế biến.

- Chế biến thực phẩm đúng cách: Nấu chín thực phẩm. Không nên ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ.

3. Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm sau khi chế biến nên được tiêu thụ sớm, nếu không hết còn thừa cần bảo quản phù hợp. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh bảo quản được lâu hơn nhưng cần phân loại và bao gói cẩn thận.

4. Thực phẩm chế biến sẵn

- Tránh thực phẩm chứa chất phẩm màu, chất bảo quản không an toàn. Sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn còn hạn sử dụng, bao gói nguyên vẹn.

5.Kiểm soát trong quá trình ăn uống

- Người tiêu dùng nên ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ngọt hoặc các món ăn khó tiêu. Hạn chế đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, …

6. Chú ý khi ăn ngoài quán: Nếu ăn ngoài quán nên chọn những địa điểm uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm và không ăn thức ăn hay món ăn có dấu hiệu không an toàn: mùi lạ, thiu.

8. Tăng cường vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn hoặc chế biến thực phẩm là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

Sử dụng thực phẩm an toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo sự vui vẻ và trọn vẹn trong các bữa tiệc. Hãy chú ý đến chất lượng thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và bảo quản đúng cách để đón Tết đoàn viên an lành, mạnh khỏe.

Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai

comment Bình luận

largeer