Nâng cao hiệu quả tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo Giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo đảm sự tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục.
29/09/2024 17:39

Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Hoàng Thị Dinh cho biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi để trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động và phát huy tối đa sự đóng góp của các lực lượng giáo dục quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp của toàn dân” Luật giáo dục 2019 “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học”.

Vậy nên việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là việc làm vô cùng quan trọng, bảo đảm sự tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục là bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non.

ht

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: Bộ GDĐT)

Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non đã được Bộ GDĐT quan tâm tham mưu và ban hành các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn và đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ trong công tác truyền thông, huy động sự tham gia của gia đình, xã hội trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ở cơ sở giáo dục mầm non.

Theo báo cáo khảo sát công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non của gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em, hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đã xây dựng kế hoạch năm học, chú trọng các nội dung, các giải pháp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thông qua vai trò của giáo viên nhóm, lớp. Đề xuất và triển khai các giải pháp tạo huy động cha mẹ trẻ/người chăm sóc trẻ tham gia phối hợp đồng hành với nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch năm học, phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ trẻ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.

Nhiều đơn vị đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non về công tác phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ; bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non kỹ năng phối hợp với cha mẹ trẻ, các tổ chức đoàn thể; kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tuyên truyền.

Hội thảo ghi nhận những chia sẻ, thảo luận về các kết quả đạt được có tính điển hình, sáng tạo, những kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo đảm sự tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non.

Bà Lý Thị Sương, Phó trưởng Phòng Giáo dục mầm non, Sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội tại địa phương đã tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.

Điều này đã mang lại sự gần gũi, cảm thông, cùng nhau tham gia tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện theo hướng tích cực và bền vững; mang lại niềm tin và ấn tượng đến cộng đồng. Đồng thời, sự lan tỏa qua sức mạnh của truyền thông dần hình thành nên ý thức trách nhiệm chung của toàn xã hội, khẳng định vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Chia sẻ về những kinh nghiệm của cơ sở giáo dục trong việc gắn kết giữa gia đình và nhà trường, cô giáo Đỗ Thị Thu Phương, Hiệu trưởng trường Mầm non Lý Khánh Văn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho biết, nhà trường đã thực hiện các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc xác định, công khai, thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục; tạo mọi cơ hội để cha mẹ được tham gia với trường, với lớp, với giáo viên các hoạt động về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; thăm hỏi, tặng quà, có chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt; Ss dụng thật hiệu quả sức mạnh của công nghệ thông tin, điện thoại thông minh trong việc truyền thông với gia đình về mục tiêu giáo dục, kế hoạch giáo dục, nội quy, quy chế của nhà trường.

Hội thảo cũng ghi nhận nhiều đề xuất, các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc bảo đảm sự tham gia của gia đình và xã hội trong quản lý hoạt động giáo dục ở cơ sở giáo dục mầm non.

Trung tâm Truyền thông và Sự kiện

comment Bình luận

largeer