Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa
Tại Trường Chính trị Thanh Hóa, nhiệm vụ này luôn được các thế hệ lãnh đạo quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Đối với mỗi giảng viên, chất lượng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn tỷ lệ thuận với việc nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng từng giờ lên lớp. Tuy nhiên, đây là hoạt động khó, đòi hỏi chủ thể phải có sự sâu sắc về nhận thức, dày dặn về kinh nghiệm và cả độ nhậy bén phát hiện vấn đề cần nghiên cứu và tổng kết – những yếu tố đó chính là năng lực của mỗi giảng viên.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2000, “năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó ở mức độ cao, hoặc năng lực được hiểu là những phẩm chất của con người tạo cho con người đó khả năng hoàn thành có kết quả một quá trình hoạt động nhất định”. Năng lực còn được hiểu là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”. Như vậy, năng lực nói chung thường được hiểu là khả năng của chủ thể trong việc thực hiện có hiệu quả tối đa một công việc cụ thể, một hoạt động cụ thể nào đó trong những điều kiện nhất định; là những phẩm chất của con người tạo cho họ có khả năng hoàn thành một công việc nào đó có hiệu quả nhất.
Vận dụng vào tổng kết thực tiễn, có thể hiểu một cách chung nhất, năng lực tổng kết thực tiễn là khả năng của chủ thể tổng kết thực tiễn một cách có hiệu quả nhất. Nhưng tổng kết thực tiễn là một chu trình gồm nhiều bước: lựa chọn, xác định vấn đề tổng kết; thu thập, xử lý thông tin liên quan đến vấn đề tổng kết để rút ra những bài học kinh nghiệm; vận dụng các bài học kinh nghiệm vào tổ chức thực tiễn tiếp theo. Như vậy, năng lực tổng kết thực tiễn được biểu hiện cụ thể ở khả năng xác định đúng và trúng vấn đề cần tổng kết thực tiễn; khả năng lập kế hoạch, tổ chức lực lượng tổng kết thực tiễn một cách tối ưu nhất; khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan tới vấn đề tổng kết một cách kịp thời, chính xác, đúng đắn; khả năng rút ra các bài học kinh nghiệm có tính khái quát cao; khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm vào nhận thức và giảng dạy.
Trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm và thực hiện đồng bộ các khâu, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cũng như hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của giảng viên. Từ năm 2010 đến nay nhà trường đã tổ chức thành công 15 hội thảo khoa học cấp quốc gia, khu vực và cấp tỉnh; hàng trăm hội thảo cấp trường, hội thảo chuyên đề cấp khoa. Chủ trì, bảo vệ thành công 4 đề tài khoa học cấp bộ, 10 đề tài khoa học cấp tỉnh. Đặc biệt, đã phối hợp với các nhà xuất bản biên tập 25 sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Với tầm nhìn xây dựng nhà trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đạt chuẩn kiểu mẫu; Trường Chính trị Thanh Hóa tiếp tục xây dựng và hiện thực hóa mô hình 5 nhất, đó là: Có thể chế hoàn thiện nhất về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng tốt nhất; Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phát triển toàn diện nhất; Đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín nhất; Có môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng nhất. Đồng thời hiện thực hóa 4 trụ cột: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là trung tâm; đổi mới công tác quản lý là then chốt; Đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá là đột phá; xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Cùng với đó thực hiện 5 định hướng đổi mới: Chuyển mạnh nhận thức từ người thầy là trung tâm sang người thầy và học viên là trung tâm; Chuyển mạnh từ dạy - học kiến thức là chủ yếu sang dạy - học phát triển phẩm chất và năng lực; chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm dạy - học hiểu, dạy - học vận dụng, dạy - học xử trí theo nguyên tắc 3 tăng (chủ động, trao đổi, xử trí), 3 giảm (thụ động, đọc thoại, lý thuyết); Chuyển mạnh từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; Chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý phục vụ và kiến tạo).
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của nhà trường còn những hạn chế như:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu là nghiên cứu tìm hiểu, việc nghiên cứu để phát hiện vấn đề chưa được nhiều; nghiên cứu tư vấn còn hạn chế.
- Chưa có sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình điều tra, khảo sát, tổ chức hội nghị/hội thảo, viết báo cáo tổng kết và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu.
- Chủ yếu mới dừng lại ở cung cấp các thông tin, số liệu làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy; chưa trở thành cẩm nang chỉ dẫn cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở...
Từ những hạn chế trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn nhà trường cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp dưới đây:
Phát huy vai trò của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường:
Thứ nhất, kịp thời quán triệt các văn bản, nghị quyết của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ; đặc biệt là Kế hoạch số 27-KH/TU, ngày 13/8/2021 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ"; Chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của dội ngũ cán bộ đảng viên nhà trường trong việc nghiên cứu và coi đây là hoạt động quan trọng sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng trường chính trị đạt chuẩn trước năm 2025 theo kết luận của Ban Thường vụ, đồng thời là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ.
Thứ hai, phê duyệt chương trình nghiên cứu giai đoạn 2023 – 2025.
Thứ ba, tiếp tục tạo cơ chế, môi trường thúc đẩy phong trào thi đua 5 tốt: “nghiên cứu tốt; tham mưu tốt; quản trị tốt, dạy - học tốt, tư vấn tốt”. Trong đó, thực hiện tốt phương châm xã hội hóa nghiên cứu tìm hiểu, ưu tiên nghiên cứu phát hiện, khuyến khích nghiên cứu tư vấn; coi nghiên cứu cấp khoa/phòng là nền tảng; nghiên cứu cấp trường là nâng cao; nghiên cứu cấp tỉnh là đột phá.
Phát huy vai trò của Hội đông khoa học và các nhóm chuyên gia:
Cụ thể hóa định hướng nghiên cứu thành các nhiệm vụ khoa học cấp trường và cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2025; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ và kịp thời đề xuất với Hội đồng khoa học tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu; Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng nghiên cứu và sử dụng phát huy có hiệu quả các sản phẩm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị... vào phát triển kinh tế - xã hội.
Ths. Dương Bá Tiến - Trường Chính trị Thanh Hóa
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Siêu thị Alosuckhoe.vn có gì?
Alosuckhoe.vn, hệ thống siêu thị chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ra đời với sứ mệnh mang đến giải pháp tối ưu giúp gia đình Việt duy trì sức khỏe tốt nhất. Với các sản phẩm đa dạng và chất lượng, Alosuckhoe.vn đã trở thành điểm đến đáng tin cậy cho mọi nhà, đặc biệt là đối với những ai luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình.November 26 at 7:24 am -
Các tiêu chí chọn sữa bột cho trẻ bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện
Sữa bột đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ, cung cấp dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Bài viết này chia sẻ những tiêu chí cần thiết để chọn sữa bột tốt nhất cho trẻ và giới thiệu cách NutriHealth đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm mang lại sản phẩm chất lượng cao, an toàn và giàu dinh dưỡng.November 25 at 7:44 am -
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm