Nâng “khống” giá thiết bị tại Bệnh viện Bạch mai: Đâu là giới hạn của lòng tham?

Với việc nâng khống giá trị của máy robot Rosa lên gấp 4 lần giá trị thực, Công ty BMS và Bệnh viện Bạch Mai đã thu của bệnh nhân số tiền cao gấp nhiều lần so với số tiền thực tế mà họ cần phải chi trả cho việc điều trị.
04/09/2020 15:09

 Nâng “khống” giá thiết bị tại Bệnh viện Bạch Mai

2890469ecbdd22837bcc

Bị can Phạm Đức Tuấn (nam áo trắng), bị can Ngô Thị Thu Huyền (nữ áo xanh đen) và bị can Trần Lê Hoàng (nam áo xanh). (Ảnh: Bộ Công an)

Theo thông tin điều tra từ cơ quan chức năng, vào đầu năm 2017, Bệnh viện Bạch Mai có ký hợp đồng liên doanh, liên kết với Công ty BMS về việc đặt máy robot Rosa ( đây là máy hỗ trợ trong phẫu thuật sọ não, có xuất xứ từ Pháp) tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, sọ não.

Theo hợp đồng, 2 bên thống nhất với nhau máy robot Rosa có tổng giá trị 39 tỷ đồng, do Công ty BMS đầu tư 100% vốn khai thác theo dạng liên doanh liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời hạn 7 năm ( bắt đầu từ 2017 - 2024). Hai bên thống nhất với nhau ăn chia 50 - 50 sau khi trừ đi các chi phí khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi vay ngân hàng, bảo hiểm…

Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục hải quan, thực tế máy robot Rosa có xuất xứ từ Pháp được Công ty BMS nhập khẩu chỉ với mức giá gần 7,6 tỷ đồng. Cộng thêm với các loại chi phí liên quan như đào tạo, chuyển giao công nghệ thì  giá ước tính khoảng 10 tỷ đồng.

Với việc nâng khống giá trị của máy robot Rosa lên gấp 4 lần giá trị thực, Công ty BMS và Bệnh viện Bạch Mai đã thu của bệnh nhân số tiền cao gấp nhiều lần so với số tiền thực tế mà họ cần phải chi trả cho việc điều trị.

Thông qua kết quả điều tra, trước khi ký hợp đồng liên doanh, liên kết thì Bệnh viện Bạch Mai đã thuê Công ty VFS thẩm định giá máy robot Rosa. Như vậy có thể thấy, việc một chiếc máy với mức giá thành chỉ khoảng 7,6 tỷ đồng nhưng được hô biến thành với mức giá gần 40 tỷ đồng còn có bàn tay giúp sức của nhiều cá nhân, tổ chức liên quan.

Đâu là giới hạn của lòng tham?

Mọi người thường nói với nhau “ thuốc là loại hàng khóa không thể mặc cả”, “ y tế là ngành dịch vụ chỉ được ký không được cãi”. Quả thật, khi đứng trước cửa tử của bản thân, của những người thân yêu thì mấy ai có thể thật sự bình tĩnh để tìm hiểu thực hư về giá trị để mà mặc cả, mà nếu có biết thì mấy ai có quyền để mà mặc cả.

Sau khi những thông tin về việc nâng khống giá thiết bị tại Bệnh viện Bạch Mai nổ ra, chúng ta bàng hoàng, phẫn nộ và nhiều hơn là sự mất niềm tin trước nơi vốn hai từ “ y đức” luôn được nhắc đến và tôn thờ.

Thực tế, xã hội hoá y tế với việc tư nhân, doanh nghiệp mua sắm thiết bị, đặt máy, “ăn chia” với các bệnh viện thật ra và việc không mới, cũng chẳng sai. Thế nhưng, điều sai ở đây chỉ là quá tham và quá ác mà thôi.

Với việc thổi khống giá trị máy lên gấp 4 lần giá trị thực, vậy số tiền mà Công ty CP Công nghệ Y tế BMS và Bệnh viện Bạch Mai đã thu của bệnh nhân cao gấp nhiều lần so với số tiền thực mà họ phải trả.

Trong đó, một ca phẫu thuật sử dụng robot để phẫu thuật khớp, não, cột sống chỉ khoảng 4 triệu đồng nhưng đã bị nâng khống lên thành 23  triệu đồng đồng. Như thế, nếu ước tính mỗi tháng có khoảng 20 trường hợp bệnh nhân sử dụng thiết bị này thì số tiền mà bệnh nhân vốn là những người đang đứng giữa ranh giới của sự sống chết, đứng trước nguy cơ khánh kiệt cả gia đình “ bị móc túi” là không hề nhỏ.

Nếu trước đó, dư luận choáng váng trước tỉ lệ khống 300% của CDC Hà Nội về việc nâng giá hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm phòng chống dịch COVID-19 thì nay lại đến robot phẫu thuật bị khống giá gấp 4 lần. Vậy đâu là giới hạn của lòng tham và sự độc ác?

 

comment Bình luận

largeer