Nét độc đáo trong ngày Tết Trung thu tại Việt Nam

Ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và đã trở hành phong tục độc đáo của người dân Việt, đây là dịp để gia đình cùng đoàn tụ và cảm nhận hương vị của tình thân, của sự sung túc. Vào ngày này, chúng ta sẽ được thưởng thức những "đặc sản" mang đậm màu sắc truyền thống thông qua các hoạt động như: nhận quà, xem múa lân, rước đèn lồng và phá cỗ,...
20/09/2021 11:41

Tết Trung thu tại Việt Nam theo lịch sử ghi chép lại rằng, được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no. Năm nay, Tết Trung Thu sẽ rơi vào thứ 3, ngày 21/9/2021 dương lịch (15/8/2021 âm lịch). Những phong tục bí ẩn, độc đáo trong ngày tết Trung thu như:

Rước đèn lồng

ruocden

Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả nông thôn và thành thị yêu thích. Vào những ngày này, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản như giấy màu, giấy kính, khung tre,... Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết thiếu nhi.

Ngắm trăng

Ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.

Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

Phá cỗ

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị, bưởi, dưa hấu… tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cúng trăng và tế trời đất, cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

phaco

Mâm ngũ quả Trung thu gồm những gì?

Mâm ngũ quả Trung thu ở miền Bắc thường không thể thiếu chuối, bưởi. Trong khi mâm ngũ quả Trung thu của người miền Nam thường sử dụng những loại trái cây: mãng cầu, đu đủ, xoài, dứa… và không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ, vỏ xanh.Tùy theo vùng miền mà mỗi nơi sẽ chọn các loại quả khác nhau. Tuy nhiên thông thường sẽ có các loại quả đặc trưng của Việt Nam mùa này như chuối, bưởi, hồng, dưa hấu, na, lựu, ổi....Để bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp, bạn cần hài hòa màu sắc các loại quả. Nên có quả xanh xen kẽ các loại quả chín để tạo ra một bức tranh đẹp mắt.

Ngoài ra, để làm cho mâm ngũ quả độc đáo hơn, những ai khéo tay có thể tự cắt tỉa các hình thù đẹp bắt từ các loại quả quen thuộc như những chú chó từ tép bưởi, những chú thỏ, heo làm từ quả bưởi, những chú cá từ quả thanh long, hình lật đật từ ổi, cam, hồng...

Múa lân

mualan

Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu.

Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân, và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành, vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

Cắt bánh trung thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. 

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Thu Trang

comment Bình luận

largeer