Ngày Sức khoẻ Thế giới 7/4: Cả gia đình 5 thành viên đăng ký hiến xác, mô tạng
Một buổi chiều đầu tháng 4, tôi đến gia đình chị Tuyết Minh trên con phố Bùi Bằng Đoàn, Hà Đông, Hà Nội thấy chị tay thoăn thoắt cầm phấn kẻ vải, cầm kéo cắt vải, vừa làm việc chị vừa nghe nhạc. Chị Tuyết Minh là một nhà thiết kế với những chiếc áo dài đẹp mắt, cắt may áo dài cưới, hỏi cho rất nhiều chị em phụ nữ. Ngoài áo dài, chị còn thiết kế những bộ pháp lam rất được khách hàng ưa chuộng tìm đến để đặt may. Chị thường xuyên tham gia và hưởng ứng các sự kiện liên quan đến áo dài như Tuần lễ áo dài, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10…
Gia đình chị Tuyết Minh
Tiếp chuyện tôi, chị vui vẻ với khuôn mặt luôn rạng ngời. Chị cho biết, từ năm 2018 chị và hai con hàng ngày luyện khí công ngoài trời. Cứ đúng 4h45, ba mẹ con đi ra công viên ở gần nhà luyện tập. Hoà mình với thiên nhiên là liệu pháp dưỡng sinh tốt nhất. Khi về nhà, ba mẹ con lại bắt đầu một ngày mới với công việc của mình. Hai con đều làm tại cơ quan nhà nước, riêng chị làm tại nhà với cửa hiệu may nho nhỏ.
“Khi tôi hít thở ngoài trời, hoà mình vào cảnh quan thiên nhiên để tiếp thu năng lượng rất an lành để cho một ngày làm việc được hiệu quả hơn”, chị cho biết. Con người phải sống chân thật, nhẫn nại, thiện lương và bao dung là điều chị đang muốn hướng đến cho chính bản thân chị, người thân và tất cả mọi người. Theo chị, con người cần sống chậm lại, xem các việc mình làm đã đúng chưa, nếu chưa đúng thì cần sửa, hoàn thiện bản thân. Xã hội hiện nay khoa học ngày một đi lên nhưng đạo đức đã trượt trên dốc hành ngày chuẩn mực đạo đức đã bị tha hoá con người nếu biết sống có đạo đức khi làm việc gì đều phải nghĩ đến người sau mới nghĩ đến mình, những việc mình làm nên suy xét có ảnh hưởng đến người khác hay không?
Chị, cháu ngoại và con gái
Chị chia sẻ theo chị được biết tỉ lệ người mắc bệnh nan y ở Việt Nam cao đứng thứ 2 trên thế giới, vì trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày đồ ăn, nước uống, hoa quả, không khí đều bị ô nhiễm, nếu con người biết sống có chuẩn mực sản xuất ra sản phẩm sạch, biết bảo vệ môi trường thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn... Trung Y có câu nói có bệnh nên chữa trị kịp thời đừng để khi mắc bệnh nặng mới đến bệnh viện thì vô phương cứu chữa! Cho nên dù bận nhiều việc đến mấy vẫn phải dành thời gian để rèn luyện sức khoẻ, có sức khỏe thì mới làm ra của cải vật chất, có câu nói tiền không thể trị hết bệnh nhưng bệnh điều trị sẽ hết sạch tiền. Chúng ta không thay đổi được thế giới thì mỗi người chúng ta cần tự thay đổi bản thân thì thế giới này sẽ trở nên tốt đẹp, kiền tịnh.
Có rất nhiều phương thức để rèn luyện cơ thể nhưng chị chọn luyện khí công và thiền định, chị còn thường xuyên ăn chay, nghe nhạc, đọc sách thánh hiền quay về văn hoá truyền thống, học những chuẩn mực đạo đức của cổ nhân từ tiền sử truyền lại để trở thành con người thật tốt và tốt hơn nữa. Từ đó, cuộc sống tinh thần được cải thiện chị luôn nở nụ cười trên môi với năng lượng tích cực, khi cơ thể khoẻ mạnh sẽ tiết kiệm được số tiền cho gia đình khá lớn và giảm tải cho y tế bệnh viện rất nhiều, bác sĩ đỡ vất vả chăm sóc bệnh nhân hơn. Chị đã có đến hơn 10 năm nay hiến máu với số lần hiến là gần 20 lần. Chồng con của chị mỗi người hiến gần 10 lần. Không chỉ vậy, chị còn tham gia các hoạt động thiện nguyện như giúp đỡ các mảnh đời kém may mắn; Ủng hộ cho đồng bào bị lũ lụt; Tham gia xây trường cho trẻ vùng cao; Tham gia cùng nhóm thiện nguyện nấu cháo, phát sữa cho Bệnh viện K ở Hà Nội.
Chị Tuyết Minh tập khí công
Chính từ những việc làm này, chị tiếp xúc với nhiều bệnh nhân ở các Bệnh viện, chị cho biết: “Nhiều người bị bệnh tật, không chỉ tốn kém tiền bạc mà tinh thần của họ cũng vô cùng suy sụp. Tôi được biết nước ta có hàng chục nghìn người đang cần ghép mô, tạng duy trì sự sống, song chưa thể thực hiện được vì không đủ nguồn mô, tạng để ghép… Nếu một người khi mất đi có thể hiến một bộ phận nào đó của cơ thể để cứu sống một người khác, đó là điều thật tuyệt vời và chúng tôi sẽ để lại cho đời những gì cần nhất. Với quan niệm chết sẽ không là hư vô, nếu từ cái chết đó mà hồi sinh được một cuộc đời khác thì chúng tôi cả gia đình 5 người gồm bố chồng, chồng tôi và hai con của tôi đều đăng ký hiến mô tạng, hiến xác cho y học với mong muốn để có thể viết tiếp cuộc đời cho những người khác nữa".
Trước khi đăng ký hiến mô tạng, hiến xác chị đã tìm hiểu rất kỹ quy trình đăng ký, thủ tục, hiến những gì, bộ phận cơ thể dùng để làm gì sau khi chết não rồi chị mới quyết định đăng ký hiến mô tạng. Chị và chồng đã đăng ký hiến mô, tạng vào năm 2016. Đến năm 2018, cả gia đình chị cùng đăng ký hiến xác, mô tạng. Như vậy cứ lần lượt từng người trong gia đình chị thực hiện “nghĩa cử cao đẹp” cho những người phía sau.
Chị Tuyết Minh chia sẻ rất tâm đắc với bài thơ “Chiếc lá” của tác giả Lệ Thu:
Ta sinh ra vốn là chiếc lá xanh
hết mình cho tất cả tháng năm xanh
Lúc tàn úa (ta biết rằng không thể khác)
Dòng nhựa cạn khô và ta sẽ lìa cành
Chiếc lá một ngày kia rơi xuống đất
Bao nắng mưa ủ mục dưới chân người
Ta thanh thản lẩn vào cùng vạn vật
Dâng chút mỡ màu cho sự sống sinh sôi
Anh Nguyễn Quốc Việt (SN 1997) – con trai của chị Tuyết Minh chia sẻ: “Không chỉ mong muốn mọi người hiến máu mà tôi còn mong muốn nhiều người hiến mô tạng. Việc hiến tạng rất có ý nghĩa vì khi mình qua đời, cơ thể mình bỏ không rất uổng phí. Mình làm gì giúp được cho đời thì mình nên làm, khi mình chết rồi thì mình có thể dùng cơ thể của bản thân ở lại trần thế để các bộ phận đó ‘nối tiếp’ hành trình sự sống cho những người cần”.
Không dừng lại ở việc đăng ký hiến mô tạng, trong đời sống hằng ngày, cả 5 thành viên gia đình chị Minh không ngừng lan tỏa lối sống đẹp, tích cực kêu gọi mọi người hiến mô tạng cho những số phận kém may mắn. Việc những người hiến mô, tạng sau khi qua đời là việc làm rất ý nghĩa, nhân văn nhất, góp phần nhân lên tình yêu thương đồng loại trong cuộc sống hôm nay. Sự diệu kỳ của những ca ghép tạng không chỉ đến từ sự thành công vượt bậc của y học, mà đan xen trong đó là những câu chuyện đầy tính nhân văn về tình cảm gia đình, về tình người. Khi một sinh mệnh từ giã cõi đời thì ở một nơi khác, nhiều cuộc đời khác đã được cứu sống nhờ vào những mảnh ghép sinh mệnh người đó để lại. Mặc dù việc hiến tạng được biết đến rộng rãi nhưng không phải ai cũng có đủ can đảm để đi đăng ký và thông báo cho gia đình về quyết định này.
Tại Việt Nam, hiến tạng thời gian đầu còn rất hạn chế bởi vì quan niệm "chết toàn thây". Tuy nhiên, quan niệm này dường như cũng không còn là vấn đề bởi kể từ ca ghép tạng đầu tiên từ năm 1992 đến nay, theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, đến ngày 31/12/2023, tổng số ca ghép tạng tại Việt Nam là 8.302 ca, nhiều nhất là vào năm 2022 (1.004 ca) và năm 2023 (1.002 ca). Và chắc chắn con số ấy sẽ còn tăng khi người đăng ký hiến tạng mỗi lúc một nhiều. Một tín hiệu cho thấy ngành hiến ghép mô, tạng nước ta đang phát triển theo hướng đi lên, đồng nghĩa đã có nhiều bệnh nhân được kéo dài sự sống, cải thiện sức khỏe.
Thẻ đăng ký hiến xác, mô tạng và giấy chứng nhận hiến máu của gia đình chị Tuyết Minh
Mỗi ngày ước tính có khoảng 20-30 người chết vì thiếu tạng ghép, trong khi đó hằng ngày theo ước tính có khoảng 40-50 chết vì tai nạn giao thông, bệnh tai biến... Trường hợp vận động gia đình thành công lấy tạng từ nguồn hiến này, việc cứu người và cải thiện cuộc sống cho những người bệnh bị suy mô, tạng đang chờ ghép chắc chắn được cải thiện hơn. Việc thay đổi nhận thức về việc hiến ghép tạng nói chung và việc hiến ghép tạng có nguồn từ người hiến chết/chết não cần phải được quan tâm hơn, đẩy mạnh hơn. Hy vọng trong năm 2024 và các năm tiếp việc hiến ghép mô tạng sẽ không còn là rào cản tâm lý, văn hóa, tâm linh. Việc hiến tạng từ người chết/chết não tiếp tục phát triển mở ra cơ hội sống, cải thiện sức khỏe cho các bệnh nhân khác.
Cả gia đình chị đều dặn dò nhau cùng ăn sạch, sống thiện lành, giữ gìn sức khỏe, không tham dự vào các tệ nạn, rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt. Dường như chị và những người thân yêu của mình mang một sứ mệnh lớn lao hơn. "Thể phách cho đi không toan tính. Tinh anh đời mãi mãi trường tồn" nguyện cho tất cả mọi người tới tận cùng vị lai gieo những mầm thiện lành để trổ những hoa trái ngọt ngào dâng hiến cho đời.
Dương Hương – Nguyễn Trang (thực hiện) - Ảnh: NVCC
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am