Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2: Người hộ lý với những công việc thầm lặng

Hộ lý Nguyễn Thị Ngấn (59 tuổi), Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đã có hơn 30 năm làm công việc thầm lặng ở các Bệnh viện nơi chị công tác.
27/02/2024 09:09

Làm nghề từ năm 1997, hiện tại chị Ngấn làm hộ lý tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Công tác “thu dọn chiến trường”, bảo đảm vệ sinh phòng mổ cùng nhiều việc không tên khác do một tay hộ lý đảm nhận. Hộ lý Ngấn cho biết, công việc ở khoa luôn bận rộn, không ngơi tay. Khi các bác sĩ vừa mổ xong, hộ lý ngay lập tức vào dọn dẹp ngay để chuẩn bị cho ca mổ tiếp theo.

Empty

Chị Nguyễn Thị Ngấn

Chị Ngấn làm hộ lý đã được hơn 30 năm, với công việc dọn phòng mổ vất vả và phải kỹ lưỡng gấp nhiều lần so với lau dọn các khoa, phòng khác. Tuy nhiên, dù mệt và áp lực nhưng chị Ngấn chưa khi nào có ý định nghỉ việc.

“Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, tôi tìm thấy niềm vui trong công việc và tình cảm. Sự quan tâm của các lãnh đạo Bệnh viện rất chu đáo, các y bác sĩ, điều dưỡng quan tâm, chăm sóc bệnh nhân cũng rất chu toàn”, chị Ngấn chia sẻ.

Empty

Chị Ngấn với hơn 30 năm làm nghề hộ lý

Sau khi nhận dụng cụ, bệnh nhân mà mình phụ trách, những người điều dưỡng làm việc luôn tay từ bế bệnh nhân để chỉnh tư thế nằm, rửa mặt, vệ sinh… cho bệnh nhân. Họ phải xem y lệnh, chuẩn bị các kết quả cận lâm sàng (X-quang, siêu âm, xét nghiệm…) để bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, họ thực hiện các y lệnh, rửa vết thương, sát trùng, cho bệnh nhân...

Với chị Ngấn, hơn 30 năm làm hộ lý thì có từng ấy năm gắn bó với công việc tại khoa bệnh nặng như thế này. Hộ lý Ngấn chia sẻ, có những lúc gười thân cũng không thể vào chăm sóc nên tất cả các công việc tắm rửa, ăn, uống thuốc thay quần áo hoặc bỉm (nhiều bệnh nhân nặng phải mặc bỉm), vệ sinh cá nhân… cho bệnh nhân đều do điều dưỡng làm. “Làm việc tại khoa này, chúng tôi không thể rời bệnh nhân được. Chúng tôi gần như phải ở cạnh bệnh nhân 24/24 để theo dõi các chỉ số sinh tồn, thể sắc của họ”, hộ lý Ngấn bộc bạch.

Empty

Hành trang đi thiện nguyện của chị Ngấn

Khi công tác tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 thì các bệnh nhân chỉ liên quan đến bệnh mắt thì công việc của chị Ngấn cũng đỡ vất vả hơn. Việc chăm sóc bệnh nhân của chị Ngấn cũng phần nào nhanh, gọn và nhẹ nhàng hơn so với khi còn công tác tại các Bệnh viện trước kia.

Công việc chăm sóc bệnh nhân thì hầu như ngày nào cũng như nhau. Vì vậy, nhiều người sẽ thấy nhàm chán nếu không thực sự yêu thương bệnh nhân, công việc. Sự chăm sóc tận tình của những điều dưỡng, hộ lý đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật, quay lại cuộc sống hằng ngày.

Empty
Empty

Những lần làm thiện nguyện của chị Ngấn

Khác với công việc của bác sĩ và điều dưỡng, công việc của người hộ lý rất nhiều nhưng phần lớn lại không tên, từ chuyển bệnh phẩm, đi nhận kết quả xét nghiệm, mang đồ vô trùng về khoa sử dụng, làm vệ sinh giường bệnh, dọn dẹp chất thải bệnh nhân… cho đến lau người và mặc trang phục mới cho bệnh nhân trước khi xuất viện.

Không chỉ giúp đỡ những người bệnh nhiệt tình, tận tâm, chị Ngấn còn tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhờ người giúp đỡ cho bệnh nhân thêm nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ thời gian chữa trị bệnh tật. “Tôi là người rất có tâm với người bệnh, dù không có kinh tế để giúp cho họ về mọi mặt nhưng tôi muốn dành tình cảm của mình cho người bệnh. Với những người không có điều kiện, họ còn khổ về mọi mặt, không chỉ đau bệnh, còn thiếu thốn về kinh tế”, chị Ngấn chia sẻ.

Empty

Chị Ngấn mang chăn ấm cho các bệnh nhân Bệnh viện Thận Hà Nội dịp Tết Nguyên đán năm 2024 

Những công việc của họ - hộ lý, điều dưỡng luôn thầm lặng như vậy, với sự cống hiến để mang lại những gì tốt nhất cho người bệnh của mình. Họ xứng đáng được vinh danh trong Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

Nguyễn Trang - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer