Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4: Hãy chơi với con thật nhiều

Hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4), ngày 30/3, tại Hội trường J - Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Tâm thần của Bệnh viện đã tổ chức thành công buổi Họp mặt gia đình trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
31/03/2025 18:18

Tham dự chương trình có: TS. BS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện; Ths. BSCKII. Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần; các cán bộ khoa Tâm thần, các chuyên gia, học viên cùng hơn 100 phụ huynh có con rối loạn phổ tự kỷ.

Empty

Toàn cảnh chương trình

Đây là sự kiện quan trọng, được khoa tổ chức thường niên nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ tâm lý cho gia đình trẻ tự kỷ.

Empty

 Ths.BSCKII. Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần phát biểu khai mạc chương trình

Phát biểu khai mạc chương trình, Ths.BSCKII. Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần cho biết: “Rối loạn phổ tự kỷ có tỷ lệ mắc là khoảng 1% dân số thế giới. Do những tác động sâu sắc của tự kỷ lên trẻ em và gia đình, từ năm 2007, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã lấy ngày 2/4 hàng năm là “Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ”, với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết, thúc đẩy các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe và khả năng hòa nhập của trẻ tự kỷ. Tại Việt Nam, ước tính số lượng người tự kỷ là khoảng 1 triệu, một con số cho thấy nhu cầu được chăm sóc, can thiệp và bảo vệ của trẻ tự kỷ là rất lớn và cần đến sự chung tay của toàn xã hội”. 

Empty

TS. BS. Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ tại chương trình

TS. BS. Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ tại chương trình: “Bệnh viện Nhi trung ương đón tiếp 16.000 lượt trẻ tự kỷ đến khám, chữa bệnh nhưng chỉ can thiệp được 400 lượt trẻ tự kỷ mỗi năm. Khoa Tâm thần tổ chức được cuộc gặp mặt các gia đình có trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ rất quý để các bác sĩ, chuyên gia có nhiều thời gian hơn để chia sẻ với gia đình trẻ. Các cán bộ khoa Tâm thần đã cố gắng cập nhật các phương pháp can thiệp, đánh giá được các tác động trong quá trình can thiệp, nắm bắt tình hình các trẻ tự kỷ trong cộng đồng để có những chiến lược, can thiệp sớm và đúng cách hơn. Cảm ơn các cán bộ khoa Tâm thần, các chuyên gia đã tổ chức buổi họp mặt này, các quý vị đại biểu, các bậc cha mẹ đã luôn có mặt để tham dự chương trình này. Chúc các bậc cha mẹ luôn luôn giữ được năng lượng, duy trì, phối hợp Bệnh viện Nhi Trung ương để tuân thủ những phác đồ điều trị của y bác sĩ giúp chăm sóc các cháu tự kỷ tại nhà. Các bậc cha mẹ đừng bỏ tái khám cho trẻ, như vậy sẽ đánh mất công sức chăm sóc, can thiệp cho trẻ. Việc điều trị này có tính động nên phải tác động cho trẻ thì mới có hiệu quả. Các bậc cha mẹ hãy chia sẻ nhiều với các y bác sĩ để chúng ta có thể giúp con phát triển, giảm bệnh,…”.

“Hãy chơi với con thật nhiều”

Empty

Ths. Mai Thị Xuân Thu chia sẻ về các lĩnh vực can thiệp cho trẻ tại gia đình

Trong khuôn khổ chương trình, Ths. Mai Thị Xuân Thu đã chia sẻ về các lĩnh vực can thiệp cho trẻ tại gia đình như: Vai trò của hoạt động chơi, Các giai đoạn chơi, Các trò chơi, Cha mẹ cần gì?; Điều dưỡng Đỗ Thị Hòa đã chia sẻ về các lĩnh vực can thiệp cho trẻ tại gia đình như: Các kỹ năng tự phục vụ tại gia đình; Ths Tâm lý Nguyễn Thị Thúy Hồng đã chia sẻ về các lĩnh vực can thiệp cho trẻ tại gia đình như: Một số hoạt động trị liệu vận động cho trẻ tự kỷ; Ths. Nguyễn Minh Quyết chia sẻ về vấn đề tái khám, không tái khám, sử dụng thuốc.

“Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị trẻ tự kỷ”

Empty

Chuyên gia chia sẻ thêm các phương pháp, kiến thức để can thiệp/điều trị cho trẻ tự kỷ

Phần chia sẻ đề cập đến nhiều kiến thức chuyên sâu, đưa ra các phương pháp bổ ích về hỗ trợ âm lời nói và giao tiếp cho trẻ. Phương pháp truyền tải được thể hiện một cách sinh động dưới dạng trình chiếu slide, video, tranh ảnh, diễn tình huống giả lập và sử dụng đồ dùng trực quan. Những chủ đề và nội dung đưa ra phù hợp thực tiễn, đánh đúng tâm lý nên được các phụ huynh chú ý theo dõi và hưởng ứng nhiệt tình.

Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận từ 180 – 200 trường hợp đến khám và điều trị/ngày, trong đó có khoảng 20-25% mắc rối loạn phổ tự kỷ. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Cũng trong dịp này, các phụ huynh có con mắc rối loạn phổ tự kỷ đã có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm và câu chuyện trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Một số phụ huynh đã có những câu hỏi về vấn đề chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà nhờ các y bác sĩ, chuyên gia giải đáp để có hiệu quả hơn nữa trong việc điều trị cho trẻ.

Empty

Ths. Nguyễn Minh Quyết chia sẻ thêm tại chương trình

Ths. Nguyễn Minh Quyết cho biết thêm: “Trong quá trình can thiệp/điều trị cho trẻ sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh thêm, cha mẹ sẽ có những thách thức nhất định trong từng mốc phát triển của các bạn nhỏ. Cha mẹ hãy chấp nhận những khó khăn của con, yêu thương, quan tâm, đưa con đi can thiệp, tái khám định kỳ để hỗ trợ trẻ một cách thiết thực nhất có thể. Chúng tôi cũng cố gắng cập nhật những kiến thức, phương pháp mới để các y bác sĩ và cha mẹ hỗ trợ cho con. Chúc các phụ huynh nhiều nhiệt huyết, chúc các con tiến bộ”.

Empty

Các bậc cha mẹ trẻ có con tự kỷ chăm chú lắng nghe phần thuyết trình của các chuyên gia

Phát biểu bế mạc chương trình, Ths.BSCKII. Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần cho biết: “Cảm ơn các bậc cha mẹ đã chia sẻ những khó khăn thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà. Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm vì với thời lượng khám, đánh giá bệnh cho các con không đủ dài, số lượng trẻ đến khám và điều trị hàng ngày rất đông nên không thể trả lời hết được các câu hỏi của cha mẹ. Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3, khoa Tâm thần luôn cố gắng để tổ chức buổi sinh hoạt với mỗi năm 1 chủ đề khác nhau. Chính những chia sẻ của các cha mẹ học sinh đã cung cấp cho chúng tôi có những lựa chọn mới, phù hợp hơn để có những phương pháp hữu ích trong việc điều trị cho trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể gửi câu hỏi qua fanpage của khoa”.

Empty

Cán bộ khoa Tâm thần, các đại biểu, khách mời và cha mẹ trẻ chụp ảnh lưu niệm

Có những cha mẹ cho con tái khám nhưng cũng có nhiều cha mẹ không cho con tái gây ảnh hưởng trong quá trình can thiệp/điều trị cho trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho con tái khám định kỳ để có những phương pháp can thiệp/điều trị cho trẻ tốt nhất giúp trẻ có thể phát triển toàn diện. Một buổi gặp mặt, chia sẻ hữu ích và ấm cúng của khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp cho các bậc cha mẹ hiểu hơn, nắm rõ hơn, giải đáp được những thắc mắc trong quá trình chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà.

Nguyễn Trang - Ảnh: Tùng Lâm

comment Bình luận

largeer