Nghi thức thờ cúng cơ bản cần phải biết (P1)

Đối với người Việt, phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên là một việc cực kỳ ý nghĩa và thiêng liêng. Hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Việc này không chỉ để tưởng nhớ những người thân mà còn thể hiện sự đền ơn, lòng thành kính tới các bậc bề trên, đặc biệt trong những ngày cuối năm, nhiều gia đình lại càng quan tâm với các lễ nghi.
26/01/2022 11:08

TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA chỉ ra những điều cần chú ý trong việc thờ cúng, nhằm giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, đúng và đủ về vấn đề này. Trước đây, chúng ta hiểu chưa được sâu sắc về việc cúng tâm linh do vậy tình trạng sử dụng sách cúng tràn lan trong xã hội rất nhiều. Nhưng trong các bài cúng này lại thiếu một điều cơ bản không có khắc nguyện, tâm linh hồi hướng.

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nghĩa là gì?

Theo như câu nói "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" thì có nghĩa là khi thờ thì nghi thức sao cho thiêng liêng. "Thiêng" là sự giao thoa về tâm linh, cảm ứng về những cái trong tâm không nói được nhưng cảm ứng ra thực tế. "Kiêng" là sự kiêng kỵ giống như giáo luật, trong đạo cũng có giáo luật, hay trong thực tế xã hội cũng kiêng điều này, điều khác. Trong thời cúng thì cần kiêng để thanh tịnh, không kiêng thì việc thờ cúng cũng trở nên vô vị.

Trong tâm linh, chúng ta chưa đạt đến trình độ cao thì chúng ta còn mới học hoặc trình độ còn thấp thì cần kiêng kỵ một số việc trong quá trình cúng cần lưu ý. "Có thờ có thiêng", nếu không thờ nghĩa là không đặt tâm vào đó, việc có thiêng hay không còn tính đến điều kiện cần, còn điều kiện đủ "thờ thiêng, kiêng lành" thì còn nhiều vấn đề. Không thể nói "cứ thờ là thiêng, cứ kiêng là lành" vì có thể cái cần kiêng không kiêng, cái không cần kiêng thì lại kiêng, gặp cái này cái khác kiêng không đúng, gặp đàn bà cũng kiêng là điều phi lý. Việc thờ cúng cũng vây, không phải thờ bất cứ gì, không phải cái gì cũng có thể thờ cúng.

266719171_299651105444139_1374660995663788655_n

TS Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA

Trong gia đình cần phải thờ những bậc nào?

Hiện nay, chúng ta chú trọng thờ cúng theo cấp bậc. Ví dụ những người theo tôn giáo đạo Phật thì sẽ thờ Phật, tiếp đến bát hương Công đồng gia tiên, Ngũ vị Thần quan, Thần Hoàng bản thổ, đến các vị chết trẻ (bà cô, ông mãnh), có những nhà thờ thêm Thần Tài, một số khác thì tùy theo tín ngưỡng mà chúng ta có cách thờ khác nhau. Tuy nhiên nơi thờ tụng lại khác nhau, mục đích thờ để làm gì mới đến việc cúng. Nếu thờ với mục đích để cầu lợi thì chúng ta thờ và cúng sẽ khác. 

Việc cúng và xin bề trên có hiệu quả hay không? Theo TS. Vũ Thế Khanh cho biết có những trường hợp chuẩn bị đi đâu, làm việc sắp tới sẽ thắp hương xin ông bà tổ tiên thì cũng hiệu nghiệm với một số người, nhưng cũng có trường hợp không hiệu nghiệm. Vì nếu xin làm những việc đúng nhân quả, đúng công đức của chúng ta thì sẽ hiệu nghiệm, thậm chí không xin cũng hiệu nghiệm. Nhưng cũng khuyến cáo với mọi người rằng đừng nghĩ 100% tha lực đó mà đây chỉ là điều kiện do nhân quả thì khi khấn xin thì sẽ khế hợp, làm không đúng thì khấn xin không khế hợp. Khi chúng ta làm điều lành thì khấn xin cũng là điều trợ duyên cho chúng ta. Đây là phép thắng lợi tinh thần, có ông bà tổ tiên phù hộ cũng là tăng thêm sự dũng cảm. Không nên dùng những điều này vào việc ký hợp đồng hay làm việc phi pháp. 

Có những trường hợp đi xin ấn đền Trần, xin các nơi để làm ăn, thăng quan tiến chức nhưng những người đi xin ấy rất hay bị bắt vì khi chúng ta đi xin ấn làm những điều lành, điều thiện thì rất may mắn. Khi đi xin ấn có các quan tâm linh đi theo nếu làm gian dối thì các vị lại xử luôn. Nên phải tương quan với luật nhân quả thì mới đạt được hiệu quả. Nếu làm việc sai trái, thắp hương dễ gặp tai họa.

Thắp hương để làm gì?

Thắp hương không để làm gì sẽ gây ra khói, ô nhiễm môi trường vì mục đích thắp hương chúng ta không xác định được. Tục lệ thắp hương trong đạo Phật cũng không có từ thời xa xưa nhưng tục thắp hương cso từ thời đạo Lão, khi các vị tu hành ở trong rừng thì họ đốt cây, vỏ cây để đỡ lạnh, tránh thú, muỗi, kiến,.. thì vô tình có những loại cỏ cây có mùi thơm, đây là khởi điểm của việc thắp hương. Sau này, nghi thức thắp hương trở thành tập quán, thắp hương thành giáo cụ trực quan giúp tập trung năng lượng.

Khi chúng ta thắp hương lên thì phải có mục đích rõ ràng, thắp hương không phải để thiêng, không thắp hương vô vị, bất kể lúc nào cần thắp hương giao lưu tâm linh, định tâm thì hương đấy sẽ giúp trợ duyên cho ta. 

Thắp hương là một tín hiệu giao lưu tâm linh, nếu như không có tín hiệu giao lưu tâm linh thì không nên thắp hương. Thắp hương vào những dịp như ngày Rằm, mùng 1, lễ, Tết, giỗ,... tránh thắp hương hàng ngày (trừ hộ kinh thắp hương Thần Tài).

"Nguyện đem lòng thành kính, gửi theo đám mây hương", mây thương ở đây nghĩa là hương lòng cùng với lòng thành kính khi thắp hương, khói hương để dẫn dụ tâm của chúng ta đưa lòng của chúng ta đi theo. Lúc nào chúng ta cần giao lưu thì bất cứ nơi nào cũng được không cứ ngày Rằm hay mùng 1. Theo TS Vũ Thế Khanh không phải kiêng thắp hương buổi tối vì có thể làm các nghi lễ vào ban đêm.

comment Bình luận

largeer