Người bị đau dạ dày có phải kiêng ăn bún không?

Đau dạ dày là bệnh đường tiêu hóa nên với những người mắc bệnh này cần hết sức lưu ý đến vấn đề ăn uống. Họ phải nghiêm túc tuân thủ kiêng một số loại thực phẩm có thể gia tăng tình trạng của bệnh. Vậy, người đau dạ dày có cần phải kiêng ăn bún không?
26/03/2021 16:29

Bún có chứa chất độc hại?

Bún là thực phẩm phổ biến được nhiều người dùng tại Việt Nam. Bún thường được chế biến thành nhiều món ăn tùy vào sở thích của mỗi người ở hai dạng bún trộn và bún nước.

Theo đó, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.

bun

Hình minh họa.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất bún có màu trắng đẹp mắt và để được lâu, do họ thêm vào hai chất là hàn the và huỳnh quang. Tuy nhiên, đây là hai chất cực độc không được phép dùng trong chế biến thực phẩm. 

Trả lời trên Zing.vn, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, Tinopal hay còn được gọi là chất huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Chính vì thế, nhiều người đã bất chấp hậu quả để dùng hóa chất này trong quá trình làm bún bởi nó tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn hơn. Tinopal tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm do tính độc hại và có khả năng gây ung thư.

Hàn the cũng là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Do đó, nếu yêu thích món bún đến mấy, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều và phải lựa chọn mua tại các cơ sở uy tín, chất lượng. 

Người tiêu dùng có thể phân biệt được bún sạch thông qua thị giác trực tiếp. Cụ thể, các chuyên gia đã chỉ ra cách đơn giản nhất là nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún chứa hàn the hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy. Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng.

Bún không chứa hàn the: sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Bún chứa hàn the: sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.

Người bị đau dạ dày có cần kiêng bún không?

Đau dạ dày là bệnh ở đường tiêu hóa. Do đó chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tần suất biểu hiện triệu chứng cũng như hiệu quả điều trị.

dau da day

Hình minh họa.

Đối với bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn bún. Dù bún là chất dễ ăn, đặc biệt lúc cơ thể mệt mỏi, đắng miệng nhưng trong bún có chất chua, gây hại cho dạ dày. Trong những tình trạng quá phát, có thể khiến các vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn, thậm chí là thủng dạ dày.

Theo nghiên cứu, đau dạ dày có tác nhân tấn công quan trọng nhất là axit dịch vị. Nó ăn mòn niêm mạc dạ dày, làm cho vết loét lan rộng và sâu hơn. Vì thế trong chế độ ăn chúng ta cần hạn chế những loại thực phẩm làm tăng axit dạ dày. Trong quy trình làm bún phải trải qua quá trình lên men. Tinh bột trong bún sau lên men có tính axit, làm vết loét khó lành hơn. Các thực phẩm chua lên men còn có khả năng sinh khí, nên nó còn làm tăng triệu chứng ợ hơi, ợ chua.

Do vậy, người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn bún để tránh làm tăng thêm tình trạng nặng của bệnh.

Bài viết mang tính chất tham khảo.

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer