Những ai không nên ăn bún?

Bún là món ăn khoái khẩu của nhiều người, và chúng phổ biến chỉ sau cơm. Tuy nhiên, món ăn này lại không phù hợp với những bệnh nhân bị đau dạ dày, đại tràng, phụ nữ sau sinh...
22/04/2018 14:26

Bún là gì?

Bún là một loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ. Chúng được tạo sợi qua khuân và được luộc chín trong nước sôi.

Nguyên liệu chủ yếu để chế biến bún là gạo tẻ. Chúng được dùng để làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn như như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang...

Bún là thực phẩm phổ biến trong cả nước và chỉ xếp sau các món ăn như cơm, phở.

nhung ai khong nen an bun

Những ai không nên ăn bún? Phụ nữ sau sinh không nên ăn bún do bún chứa nhiều chất phụ gia và vị chua

Quỳ trình làm bún rất cầu kỳ và mất nhiều thời gian. Lúc đầu người ta phải lựa chọn kỹ càng gạo tẻ để lấy gạo dẻo thơm. Gạo được vo, đãi sạch và đem ngâm nước qua đêm. Sau đó đưa gạo đã ngâm vào máy xay nhuyễn cùng với nước để tạo thành bột gạo dẻo, nhão.

Bột nhão này lại được ủ và chắt bỏ nước chua, rồi đưa lên bàn ép, xắt thành quả bột to cỡ bắp chân người lớn. Các quả bột lại tiếp tục được nhào, trộn trong nước sạch thành dung dịch lỏng rồi đưa qua màn lọc sạch sạn, bụi tấm để tạo thành tinh bột gạo.

Tinh bột gạo này sẽ được cho vào khuân bún để tạo sợi. Khuân bún là một ống dài, phía đầu có miếng kim loại đục các lỗ tròn. Công đoạn vắt bún thường được thực hiện bằng tay hoặc dùng cánh tay đòn để nén bột trong khuân qua các lỗ.

Khi bột chảy đều qua các lỗ khi khuôn bị vặn, nén, tạo thành sợi bún, rơi xuống nồi nước sôi đặt sẵn dưới khuôn. Sợi bún được luộc trong nồi nước sôi khoảng vài ba phút sẽ chín, và được vớt sang tráng nhanh trong nồi nước sạch, nguội để sợi bún không bị bết dính vào nhau.

Cuối cùng là công đoạn vớt bún trong nồi nước tráng và dùng tay vắt thành các con bún, lá bún, hoặc bún rối. Bún thành phẩm được đặt trên các thúng tre có lót sẵn lá chuối, hong khô và ủ trước khi đem ra chợ bán.

Hiện nay, người ra sản xuất bún bằng máy để làm tăng sản lượng bún và thời gian làm bún.

Những người không nên ăn bún?

Người bị dạ dày, đại tràng

Bún là món ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Do bún được làm từ bột gạo ngâm với nước trước khi làm 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ xảy ra quá trình lên men của tinh bột. Do đó, người bệnh ăn bún sẽ rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.

Cũng chính vì lý do đó mà những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

Người bị ốm, sốt

Những người bị ốm, sốt thì hệ tiêu hóa cũng kém đi rất nhiều. Do vậy thực phẩm nên ăn lúc này là những món  như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Bún là thực phẩm cần hạn chế do thể trạng người bệnh yếu nên ăn bún rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.

nhung ai khong nen an bun 1

Người vừa ốm, sốt không nên ăn bún có thể gây lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài

Phụ nữ sau sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, phụ nữ sau sinh không nên ăn bún. Do bún chứa nhiều nguy cơ độc hại cho cơ thể.

Xét về mặt an toàn thực phẩm, tình trạng sản xuất bún cùng chất làm trắng, hàn the và các chất hất độc hại như tinopal, formon rất phổ biến. Do đó, phụ nữ sau sinh nếu ăn bún có thể gây ra những tác động xấu cho cả mẹ và bé. Không chỉ vậy mà với người bình thường chúng cũng gây độc hại vô cùng cho sức khỏe.

Hơn nữa, bún được làm từ gạo ngâm nở chua nên không tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể mẹ. Chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ. Thông qua đường sữa chúng còn tác động đến cả hệ tiêu hóa của bé.

Trẻ nhỏ

Vì bún có chứa nhiều chất độc hại, chất phụ gia. Do đó, đối với trẻ nhỏ cần tránh không nên ăn bún hoặc cắt giảm tới mức tối thiểu nhất. Dùng bún quá nhiều và lâu thì sẽ làm cho đường tiêu hóa trẻ nhỏ chưa hoàn thiện bị hư hỏng.

comment Bình luận

largeer