Người lao động ồ ạt về quê, dự báo sẽ thiếu trầm trọng lao động trong các khu công nghiệp
Những ngày gần đây, trên các cung đường từ TP.HCM về miền Tây, thậm chí là ra Bắc chứng tiến từng đoàn hàng trăm, hàng nghìn người đội mưa nắng, xuyên ngày đêm rời khỏi TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam về quê tránh dịch và tránh…cả nghèo đói khi mất việc, hết tiền, cuộc sống khó khăn.

Ảnh minh họa
"Không thể và cũng không nên giữ chân người lao động ở lại thành phố"
Ông Vũ Minh Tiến, Viện Trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, theo báo cáo của các Sở LĐ-TB-XH các địa phương, những lao động từ TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đang dịch chuyển đều là lao động di cư, trong đó có cả lao động chính thức làm việc trong các doanh nghiệp và lao động tự do thuộc khu vực phi chính thức.
“Qua tìm hiểu trực tiếp, chúng tôi được biết, những lao động này đều rất khó khăn, túng thiếu đủ thứ, không có việc làm và hầu hết là lao động phổ thông”, ông Vũ Minh Tiến cho hay.
Theo ông Tiến, việc dịch chuyển là quyền của người lao động, là nhu cầu chính đáng, do đó các địa phương cần tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ để người lao động về quê.
Bên cạnh đó, từ làn sóng “chạy dịch” của người lao động lần này, ông Vũ Minh Tiến cũng thẳng thắn cho rằng, việc chăm lo, đầu tư cho người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư tại các khu công nghiệp hiện nay chưa tương xứng với những đóng góp của họ với sự phát triển kinh tế tại các địa phương.
“Việc bất cân xứng giữa mức độ đóng góp của người lao động và mức độ đầu tư của chủ sử dụng lao động cũng như các địa phương là điều đã thấy từ 10-20 năm trước, nhưng hiện nay càng bộc lộ rõ hơn nữa. Tình trạng này vẫn diễn ra trong điều kiện bình thường, nhưng đại dịch xuất hiện như một cơn gió lật tung những bất cập của thị trường lao động. Sau nhiều năm cống hiến, tài sản của nhiều lao động nhập cư cũng chỉ gói gọn trong một chiếc hòm sắt, chở trên chiếc xe đạp, xe máy… Nhiều người đi làm xa quê, không chỉ lo cho cuộc sống của bản thân, mà còn gồng gánh kinh tế của cả gia đình ở quê nên cuộc sống vô cùng vất vả”, ông Tiến nói.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, việc người lao động về quê trong hoàn cảnh này là nhu cầu di cư đúng theo quy luật tự nhiên: “Không chỉ trong y tế mà cả kinh tế cũng có chỉ số sinh tồn, nếu không có cơm ăn, áo mặc, không có việc làm, hết tiền thì người lao động cũng không thể tồn tại nổi ở thành phố. Trong hoàn cảnh này không thể giữ chân và cũng không nên giữ chân người lao động ở lại các thành phố”.
Chuyên gia này cho rằng, đáng ra các địa phương cần khảo sát từ sớm nhu cầu về quê của người lao động, bởi khi chìm trong đại dịch nhiều tháng liền, mất việc, hết tiền, mức tiền hỗ trợ cũng không thể giúp người lao động đủ sống giữa thành phố, nên về quê là nhu cầu tất yếu.

Ảnh minh họa
Theo ông Tiến, việc dịch chuyển là quyền của người lao động, là nhu cầu chính đáng, do đó các địa phương cần tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ để người lao động về quê.
Bên cạnh đó, từ làn sóng “chạy dịch” của người lao động lần này, ông Vũ Minh Tiến cũng thẳng thắn cho rằng, việc chăm lo, đầu tư cho người lao động, đặc biệt là lao động nhập cư tại các khu công nghiệp hiện nay chưa tương xứng với những đóng góp của họ với sự phát triển kinh tế tại các địa phương.
“Việc bất cân xứng giữa mức độ đóng góp của người lao động và mức độ đầu tư của chủ sử dụng lao động cũng như các địa phương là điều đã thấy từ 10-20 năm trước, nhưng hiện nay càng bộc lộ rõ hơn nữa. Tình trạng này vẫn diễn ra trong điều kiện bình thường, nhưng đại dịch xuất hiện như một cơn gió lật tung những bất cập của thị trường lao động. Sau nhiều năm cống hiến, tài sản của nhiều lao động nhập cư cũng chỉ gói gọn trong một chiếc hòm sắt, chở trên chiếc xe đạp, xe máy… Nhiều người đi làm xa quê, không chỉ lo cho cuộc sống của bản thân, mà còn gồng gánh kinh tế của cả gia đình ở quê nên cuộc sống vô cùng vất vả”, ông Tiến nói.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng, việc người lao động về quê trong hoàn cảnh này là nhu cầu di cư đúng theo quy luật tự nhiên: “Không chỉ trong y tế mà cả kinh tế cũng có chỉ số sinh tồn, nếu không có cơm ăn, áo mặc, không có việc làm, hết tiền thì người lao động cũng không thể tồn tại nổi ở thành phố. Trong hoàn cảnh này không thể giữ chân và cũng không nên giữ chân người lao động ở lại các thành phố”.
Chuyên gia này cho rằng, đáng ra các địa phương cần khảo sát từ sớm nhu cầu về quê của người lao động, bởi khi chìm trong đại dịch nhiều tháng liền, mất việc, hết tiền, mức tiền hỗ trợ cũng không thể giúp người lao động đủ sống giữa thành phố, nên về quê là nhu cầu tất yếu.
Theo VOV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am