Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không

Bệnh chân tay miệng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ thế nhưng không thể chủ quan rằng chúng không thể gặp ở người lớn.
02/11/2018 07:03

Bệnh chân tay miệng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ thế nhưng không thể chủ quan rằng chúng không thể gặp ở người lớn.

Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không

Bệnh tay chân miệng mà chúng ta thường thấy là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, con đường lây lan chủ yếu là qua đường tiêu hóa và đường thở, lây lan trực tiếp bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng hay nốt phỏng bị vỡ của người đang bị bệnh. Tác nhân gây bệnh là các virus này thuộc họ Picornaviridae.

tay-chan-mieng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em thế nhưng với người lớn bệnh vẫn hoàn toàn có thể xảy ra

Bệnh tay chân miệng có vẻ như chỉ xuất hiện ở trẻ em, lý do bởi hệ đề kháng  của các bé yếu và chưa hoàn chỉnh. Thế nhưng hiện nay xuất hiện trên cả người lớn đã trưởng thành. Thậm chí người lớn nếu mắc bệnh thì nguy hiểm hơn trẻ em.

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra đối với người lớn đang chăm sóc trực tiếp các trẻ nhỏ bị bệnh, hay người có hệ miễn dịch yếu đi vào môi trường chứa virus tay chân miệng, họ thường bị các virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây thêm một số bệnh.

Cho tới thời điểm hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin và thuốc điều trị. Hầu hết là các loại vắc xin phòng ngừa và phương thức điều trị triệu chứng cũng như điều trị một cách tích cực biến chứng. Vậy nên dù là người lớn cũng không nên chủ quan và cần có biện pháp phòng ngừa bệnh trên.

Nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Tương tự như trẻ em, sau khi lây nhiễm virus khoảng 3 ngày thì người lớn sẽ có những biểu hiện như chán ăn, sốt, đau họng,... Sau một thời gian ủ bệnh nhất định, các biểu hiện thường gặp khác là những mụn nước nhỏ, chúng sẽ xuất hiện trong miệng, lòng bàn tay + chân, bắt đầu lan dần lên cánh tay, mông và đùi. Hầu hết, người lớn mắc bệnh sẽ tự khỏi sau hơn 1 tuần.

Thế nhưng một vài trường hợp, người mắc bệnh tay chân miệng không có những nốt mụn nước, thay vào đó chỉ phát ban đỏ, khiến họ nhầm lẫn với thủy đậu.

Khi người lớn có sức đề kháng cơ thể yếu, bệnh sẽ tiến triển nặng nề hơn. Ví dụ nwh xuất hiện các tổn thương ở vị trí da và niêm mạc. Các nốt phỏng ban đầu miệng sẽ dễ bị vỡ ra hình thành vết loét, chúng còn dễ bị bội nhiễm có mủ, xung quanh phần miệng sẽ dày đặc các ban đỏ.

Những biến chứng nguy hiểm dễ dàng ở lại người lớn như như viêm màng não, viêm tim, viêm phổi khi mắc bệnh tay chân miệng. Vậy nên cần phát hiện và điều trị kịp thời bệnh kể trên.

tay-chan-mieng-1

Người lớn có nhiều biểu hiện bệnh tay chân miệng tương tự trẻ nhỏ

Phòng ngừa và xử lý bệnh tay chân miệng ở người lớn

Người lớn đang bị nhiễm tay chân miệng không nên để trẻ nhỏ và người thân trong nhà bị lây lan. Họ cần để ý tình trạng sức khỏe của mình để điều trị và hạn chế biến chứng. Với những người đang chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng thì:

  • Không tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mũi họng hay nước bọt, nốt mụn của trẻ em đang bị bệnh.
  • Không dùng chung vật dụng hay bón mớm cho trẻ.
  • Nhớ vệ sinh cá nhân bằng xà phòng trước khi tiếp xúc, sau khi chăm sóc trẻ. Tương tự với đi vệ sinh cá nhân và chăm sóc cho trẻ.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng việc tăng cường ăn rau xanh và hoa quả, bổ sung vitamin...
comment Bình luận

largeer