Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
Bù nước cho cơ thể bằng những loại nước uống phù hợp
Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, người mắc bệnh sốt xuất huyết thường mất khá nhiều nước. Do đó, lượng nước cần cung cấp cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết cũng nhiều hơn lúc không bệnh. Theo đó các giảng viên khuyến cáo cho người bệnh nên sử dụng một số đồ uống cần thiết như sau:

Nước dừa: bệnh nhân sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.
Trà thảo dược: một cách tốt để giảm sốt là uống các loại trà thảo dược tự nhiên như trà gừng.
Nước cam: chứa nhiều năng lượng và vitamin, có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh.
Nước ép bí ngô: Bí ngô giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển tiểu cầu và điều chỉnh các protein được sản xuất bởi các tế bào cơ thể. Một nửa ly nước ép bí ngô tươi với một thìa mật ong có thể giúp tăng lượng tiểu cầu. Để phát huy hiệu quả bạn nên uống ít nhất 2-3 ly mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sốt xuất huyết mau khỏi bệnh. Bên cạnh đó, bí ngô còn có thể dùng để nấu súp/ canh để ăn trong bữa chính cho người bệnh.
Nước ép chanh: giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể do các virus sốt xuất huyết gây ra.
Nước ép lá đu đủ: Lá đu đủ là thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.
Nước rau củ ép, nước hoa quả: các loại nước trái cây , rau củ tươi đều tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Các chuyên gia nói rằng nước rau ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cơ bản và giúp phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch, tăng bền vững thành mạch , giảm tình trạng xuất huyết. Trái cây giàu vitamin C là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút.

Muỗi vằn là “thủ phạm” chính gây ra bệnh sốt xuất huyết
Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa
– Súp: sẽ giúp người bệnh có sức mạnh để chống lại các cơn đau ở khớp. Nó cũng giúp kích thích cơn đói và cải thiện vị giác.
– Cháo: khi bạn đang cố gắng chống chọi với vi rút chết người này, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật.
Bên cạnh đó, chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu: thực phẩm giàu chất đạm (protein) như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Bệnh nhân cũng có thể ăn cá và thịt gà để giúp chống lại vi rút sốt xuất huyết.
Trong thời gian bị sốt xuất huyết, bệnh nhân có tình trạng xuất huyết nhiều, nên được bổ sung các thảo dược có tác dụng cầm máu , giúp hỗ trợ giảm nhanh tình trạng xuất huyết, như: cỏ nhọ nồi, huyết kiệt, long nha thảo, hoàng cầm, bạch mao căn, địa hoàng, hoa hòe… Đồng thời, một số thảo dược, sản phẩm giúp tăng tạo máu cũng nên được sử dụng, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau sốt xuất huyết, để bù lại lượng máu đã bị mất đi, giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại thể trạng khỏe mạnh.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm