Nguồn gốc và những phong tục chính ngày Tết Thanh minh

Tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4
02/03/2021 16:45

Nguồn gốc ngày tết Thanh minh

Theo đó, Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc và xuất phát vào thời Xuân Thu. Chuyện kể rằng, vị vua nước Tấn – Tấn Văn Công trong thời gian trị vị đã gặp loạn phải bỏ nước lưu vong tại khắp các nước Tề, Sở,…Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo Tấn Văn Công đã giúp ông hiến kế để lánh nạn.

Một hôm, trên đường lưu vong, do thức ăn cạn kiệt, sức người không còn, Giới Tử Thôi đã dùng dao một lưỡi cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua để chống đói. Vua Tấn ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng và luôn ghi lòng tạc dạ. Giới Tử Thôi tiếp tục theo phò Tấn Văn Công, cùng trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, khi vua Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất những cống hiến, công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi không lấy làm oán giận mà chỉ cho rằng đó là nghĩa vụ của mình với vua. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Mãi đến sau này, khi vua Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Tấn Văn Công vì nôn nóng sửa sai lầm mà ra lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra. Tuy nhiên,Tử Thôi nhất định cự tuyệt và cuối cùng cả 2 mẹ con ông đều chết cháy.

Vua Tấn vừa ân hận vừa thương xót bèn lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian chỉ ăn đồ ăn nguội để tưởng niệm, phải kiêng đốt lửa ba ngày.

Năm sau, đến ngày đốt rừng năm trước, nhà vua ban lệnh cho dân cấm đốt lửa và chính mình ăn đồ nguội để tự trách phạt. Tiết Hàn thực đã được đặt ra từ ngày ấy.

Hàng năm, vào ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguội làm sẵn từ trước như tránh trôi, bánh táo, và ra đồng làm lễ cúng Giới Tử Thôi để tưởng nhớ tới người bề tôi hiền đức không ham danh lợi sau khi sự nghiệp đã thành công.

Nhưng chính vì ngày của tiết Hàn thực trùng với tiết Thanh minh cho nên tiết Thanh minh cũng gọi là tiết Hàn thực, rồi dần dà việc làm lễ kỉ niệm này phong tục Thanh minh tảo mộ và Đạp thanh.

nhung-luu-y-khi-di-tao-mo-de-moi-viec-hanh-thong-theo-chuyen-gia-phong-thuy-1

Phong tục ngày Thanh minh

- Tảo mộ: Thăm mồ mả tổ tiên, bày tỏ lòng nhớ ơn. Mọi người cắt nhổ cỏ, đắp thêm đất, mang hoa quả dâng cúng gia tiên, đặt tiền giấy... Nếu thấy mộ nào còn cỏ, không có tiền giấy là mộ vô chủ.

Tục tảo mộ có từ trước thời nhà Tần, nhưng không áp đặt đúng vào tiết Thanh minh. Bản chất của nghi lễ này là phải đến tận mộ gia tiên, nhưng tùy theo điều kiện của từng gia đình mà phương thức tảo mộ cũng khác. Do ảnh hưởng của Đạo giáo, người dân còn đốt quần áo giấy để gửi cho người đã khuất. Hay do ảnh hưởng của Phật giáo, người ta đọc "chú vãng sinh", cầu mong cho vong hồn được siêu thoát dễ dàng hơn.

Nhiều người xa quê làm ăn hay vì lý do khác nên bớt chú trọng lễ tảo mộ, gửi gắm hết cho các dịch vụ làm thay. Nhiều người cho rằng mình đang làm ăn tốt, kiêng đầu năm gặp vong hồn nên không muốn đi tảo mộ đầu năm.

- Ăn đồ nguội, hay tiết kiệm thức ăn: Một số nơi vẫn bảo lưu tập tục ăn đồ nguội, không thắp lửa trong ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, vì họ cho rằng không làm như vậy dễ có tai ương. Một số nơi người ta sau khi mang đồ đi cúng lễ thì lấy chia phần mang về hoặc cùng nhau ăn. Khi tảo mộ mang bánh tự làm sẵn đi cúng lễ, xong xuôi các thủ tục tảo mộ lại mang về thụ lộc.

- Đạp thanh: Cũng chính là du xuân. Tiết Thanh minh đã bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh.

- Trồng cây: Trước và sau Thanh minh, mưa xuân có ở nhiều nơi, sức sống của cây cũng mãnh liệt, vì thế từ xưa đến nay người ta có thói quen trồng cây vào mùa xuân. Nhiều người còn gọi tiết Thanh minh là tết trồng cây. Phong tục này được lưu truyền đến tận ngày nay.

Mộc Trà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer