Nguy hiểm rình rập từ trào lưu "ăn tươi nuốt sống" trên mạng xã hội

Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên mạng xã hội được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ quan tâm và nhiều người bắt trước.
14/10/2020 09:43

Rợn người với trào lưu "ăn tươi, nuốt sống"

Ngấu nghiến ăn cả một con cá chép còn sống được ngâm lướt qua nước măng chua, uống máu động vật hay thậm chí là ăn thịt dê vừa mổ ra chưa qua sơ chế gì; đó là những nội dung có thể dễ dàng tìm thấy trong các video về các món ăn độc lạ, trên không gian mạng.

Chỉ cần gõ từ khóa “ăn sống” lên thanh công cụ tìm kiếm Google, chỉ trong 0,18 giây sẽ có gần 30 triệu kết quả được trả về. Hầu hết đều là các video được đăng tải lên Youtube.

uong mau

1 video trên youtube có cảnh uống máu dê tươi vừa mổ.

Đáng chú ý, đa số các video “ăn tươi, nuốt sống” đều nhận được sự quan tâm rất lớn của cư dân mạng, khi có đến hàng ngàn, thậm chí là hàng triệu lượt xem.

“Ăn đồ sống không phải là không có ở trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc. Thế nhưng, trong các video này, người làm nội dung đã khiến nó bị biến tướng, để video trở nên sốc hơn, với mục đích cuối cùng là thu hút người xem”, nhận định của PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục.

Cũng theo tìm hiểu của PV, các món ăn sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã bị “bóp méo” đáng kể, khi vào tay của các Youtuber.

bs

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục

Lấy ví dụ như món “Cá nhảy” của người Thái. Để làm món ăn này, đồng bào phải dùng loại cá được nuôi trong ao tự nhiên hoặc bắt ở suối nguồn, cách xa khu dân cư, để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch sẽ. Loại cá được dùng để ăn cũng chỉ chọn những con cá bé (lớn nhất chỉ bằng ngón tay cái của người lớn). Cá trước khi ăn cũng đã được nuôi trong chậu nước sạch 1-2 ngày và được ăn kèm với nhiều loại gia vị, nước măng chua để khử trùng. Mọi công đoạn đều được làm rất cẩn thận, tỉ mỉ.

Ngược lại, trong các video “bẩn”, các youtuber thậm chí còn ăn cả nhưng con cá chép to bằng cánh tay người lớn. Khâu sơ chế cũng được làm rất sơ sài.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất

Theo PGS Nam, các nội dung trên mạng xã hội có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm lý của người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Chuyên gia tâm lý này phân tích: “Những nội dung trong các video này có thể tác động vào thế giới quan cũng như nhận thức của người xem. Khi các hình ảnh và lời nói được lặp đi lặp lại trong đầu, người xem sẽ có xu hướng chấp nhận điều đó, dù có là không đúng với chuẩn mực. Người trẻ thiếu năng lực thông tin, cũng như kiến thức về mặt bảo vệ sức khỏe nên rất dễ bắt chước theo”.

an song

Cảnh ăn óc dê sống trong 1 video trên Youtube.

Bên cạnh đó, các cảnh quay máu me, ghê rợn trong video có thể khiến nhiều người bị tổn thương về mặt tâm lý, gây ám ảnh trong thời gian dài.

Đáng nói, hầu hết các video ăn đồ sống phản cảm trên mạng xã hội đều không gắn mác “Không dành cho trẻ em” và người làm nội dung cũng không hề có một cảnh báo nào trong suốt thời lượng video.

Nhiều rủi ro sức khỏe khi ăn thực phẩm sống

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các loại thực phẩm sống luôn tồn tại nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, các thực phẩm giàu chất đạm là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn gây ngộ độc sinh sôi.

an ca

Cảnh ăn sống 1 con cá lớn khiến người xem rùng mình trên Youtube.

Việc ăn thực phẩm không qua chế biến còn khiến chúng ta trở thành mục tiêu tấn công của virus viêm gan A, giun sán và nhiều loại ký sinh trùng ngấm ngầm tàn phá cơ thể khác.

Về các tình trạng cấp tính có thể kể đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu. Căn bệnh viêm màng não cấp cũng có thể gây ra bởi việc ăn thực phẩm chưa qua chế biến, đặc biệt là tiết canh.

BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, có đến 60-70% bệnh nhân viêm màng não ở Việt Nam do liên cầu khuẩn lợn gây ra. Nguyên nhân nhiễm liên cầu khuẩn hàng đầu đến từ việc ăn tiết canh.

Theo Dân trí

comment Bình luận

largeer