Nhiều doanh nghiệp ở Bắc Giang chuyển đổi số để phục hồi sản xuất, kinh doanh

Do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp (DN) đã bắt tay ngay vào chuyển đổi số (CĐS), coi đây là một trong những giải pháp duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
20/09/2021 06:34

Theo ông Dương Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ DN (Hiệp hội DN tỉnh Bắc Giang), CĐS là điều kiện quan trọng giúp DN có thể tồn tại, phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. CĐS trong DN là quá trình thay đổi từ mô hình hoạt động truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới để thay đổi phương thức điều hành. CĐS giúp cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn. Qua đó hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh của DN được nâng lên. Tại Bắc Giang, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho DN; đồng thời thúc đẩy các đơn vị nhanh chóng áp dụng CĐS để thích ứng và tồn tại.

"Công ty áp dụng làm việc tại nhà đối với cán bộ quản lý, văn phòng; thực hiện trao đổi thông tin, bàn giao công việc và tổ chức họp online. Đến nay, mặc dù dịch được kiểm soát, Công ty vẫn tiếp tục áp dụng chính sách làm việc trực tuyến với đối tác từ khâu tìm kiếm, trao đổi, thỏa thuận, ký kết đến kiểm tra và tiếp nhận hàng hóa.

Công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm máy móc hiện đại (dòng tự động) để nâng cao năng suất lao động. Nếu như trước đây, hoàn thiện 1 nghìn sản phẩm mất khoảng một tuần thì hiện rút xuống còn 5 ngày. Với cách làm này, mặc dù dịch bệnh kéo dài nhưng hoạt động sản xuất của đơn vị vẫn diễn ra bình thường và ký kết được nhiều đơn hàng mới. 8 tháng năm nay, DN xuất khẩu hơn 2,5 triệu sản phẩm quần áo sang thị trường nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Kết quả trên giúp DN có thể vượt kế hoạch xuất khẩu hơn 3 triệu sản phẩm/năm" - một doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho hay.

Từ nay đến cuối năm, Hiệp hội sẽ hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị nắm được nội dung, vận hành thành thạo ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, do là hoạt động mới, phức tạp, có nhiều nội dung nên thực hiện CĐS trong DN tại Bắc Giang vẫn còn gặp những khó khăn. Nguyên nhân là do phần lớn DN trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên thiếu vốn, nguồn nhân lực. Nhiều đơn vị người quản lý còn chưa nhận thức đầy đủ về CĐS nên không áp dụng hoặc thực hiện nửa vời dẫn đến hiệu quả hạn chế.Toàn tỉnh hiện có hơn 11 nghìn DN. Hoạt động CĐS ở các DN thời gian qua được thực hiện trên cơ sở ứng dụng CNTT vào sản xuất, kinh doanh.

z-a-5755

(Ảnh minh họa)

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, Bắc Giang là một trong 20 địa phương dẫn đầu cả nước về hoạt động CĐS, trong đó có CĐS trong DN. Đồng hành cùng với DN, Hiệp hội DN tỉnh vừa lựa chọn gần 300 DN trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ thí điểm CĐS năm 2021. Các đơn vị tham gia được hỗ trợ xây dựng miễn phí DN online và DN số giải phóng CEO (giám đốc điều hành); cách lập phương pháp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ online; cách thu hút khách hàng từ môi trường online; tự động hóa DN và lộ trình tự động hóa… 

Khắc phục khó khăn, Công ty đã tuyển mới nhân viên giỏi CNTT xây dựng trang Website; hệ thống email; lập fanpage trên facebook, landing page để bán hàng online; đồng thời thiết kế gian hàng, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Sau một tháng thực hiện, doanh thu của Công ty vẫn tương đương so với thời điểm trước dịch; thậm chí còn tìm kiếm được nhiều khách hàng mới ở trong, ngoài tỉnh - một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đưa ra giải pháp.

Nhằm đẩy mạnh CĐS trong DN, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch CĐS tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong nội dung phát triển kinh tế số, tỉnh tập trung vào DN công nghệ số, bao gồm: Các DN khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực KT-XH; DN khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số; thúc đẩy phát triển 3-5 DN công nghệ số điển hình, từng bước thúc đẩy CĐS trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. 

Thực hiện kế hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã lựa chọn và hỗ trợ CĐS cho 100 DN thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ. Những đơn vị này sẽ được thụ hưởng nền tảng quản trị tổng thể DN, dịch vụ kế toán, tài chính, thanh toán trực tuyến, quản trị nhân sự, tổ chức, quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, an ninh mạng… Từ nay đến cuối năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh.

Trước thực trạng này, cùng với hoạt động theo truyền thống, nhiều DN đã chủ động ứng dụng CNTT, thực hiện CĐS để khắc phục khó khăn.

* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Hoàng Phương

comment Bình luận

largeer