Những bài thuốc điều trị bệnh cho trẻ em (phần 2)
Bài thuốc 38: Lợi sữa, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Chuẩn bị: 300g giò lợn, 100g cải canh, gừng, và các gia vị cần thiết. Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó cắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Bài thuốc 39: Bồi bổ sức khỏe cho trẻ em
Chuẩn bị: 2 lạng cải canh, 1 lạng thịt lợn xay, gừng tươi, hành lá. Đem rau cải canh nấu chung với thịt xay ăn 3 – 4 lần mỗi tuần.
Bài thuốc 40: Trị vàng da ở trẻ nhỏ
Dùng từ 15-30g tơ hồng xanh nấu canh với đậu phụ, ăn với cơm mỗi ngày.
Bài thuốc 41: Trẻ bị suy dinh dưỡng, tinh thần uể oải, nóng lòng bàn tay và chân
Cho 60g tơ hồng xanh vào ấm, đổ ngập nước rồi sắc cho còn 1/2 bát, chia ra uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc 42: Liên nhục giúp chữa bệnh biếng ăn ở trẻ nhỏ
Đem sao khô trần bì, hạt sen, mầm lúc, đậu ván trắng. Sau đó cán mịn hoặc xay vụn thành bột. Mỗi lần cho sử dụng 1 thìa cà phê hòa cùng nước cơm. Kiên trì sử dụng ngày 3 lần sẽ cải thiện vị giác cho trẻ.
Bài thuốc 43: Trị tiêu chảy mãn tính
Xa tiền tử (sao muối) 150g, vỏ cây táo (sao vàng) 150g, mạch môn (sao), bạch truật (thổ sao) và sơn dược mỗi vị 200g. Đem các vị tán thành bột mịn và uống trước khi ăn.
Trẻ dưới 1 tuổi dùng từ 0,5 – 1g/lần, trẻ từ 2 – 3 tuổi dùng 2 – 3g/lần, trẻ từ 4 – 6 tuổi dùng 3 – 4g/lần. Ngày dùng từ 2 – 3 lần cho đến khi khỏi.
Bài thuốc 44: Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: Lá mơ lông tươi. Rửa lá mơ lông cho sạch rồi đem hơ trên lửa cho héo. Vò lá rồi nhét vào bên lỗ tai bị bệnh. Thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm. Lá mơ sẽ hút hết mủ và dịch trong tai, đồng thời sát khuẩn, giúp trẻ bớt đau.
Bài thuốc 45: Điều trị bệnh sốt đêm, nói nhảm cho trẻ em
Theo Nam dược thần hiệu, y sĩ Tuệ Tĩnh cho rằng, dùng nước bã từ vòi măng tre non kết hợp cùng nước gừng. Sẽ giúp chữa trị bệnh sốt đêm ở trẻ.
Lưu ý: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/2 chén rượu con.
Hoặc có thể sử dụng bài thuốc này:
Chuẩn bị: Xuyên khung 6g; Bạc hà. Xuyên khung tán nhỏ trộn với bạc hà tỉ lệ bằng nhau rồi cho trẻ sử dụng. Hàng ngày dùng theo dạng hít qua đường mũi.
(Ảnh minh họa: USPA)
Bài thuốc 46: Điều trị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ em
Lấy 4g mỗi loại: Tinh tre, gừng sống thái lát, hoắc hương. Chắt lấy nước uống khi còn ấm.
Bài thuốc 47: Trẻ em bị sốt bại liệt, sốt viêm não, quai bị, sốt xuất huyết, sốt phát ban
Bọ mẩy, Thạch cao, Kim ngân, Huyền sâm - mỗi vị 20g. Sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc 48: Trẻ em, người lớn thường lở miệng
Lá bìm bịp tươi rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60g/ngày.
Bài thuốc 49: Bài thuốc trị sốt phát ban cho trẻ hiệu quả nhất
Cách 1: Lá bạc hà 4g, kim ngân 4g, kinh giới 6g, sài đất 4g, lá dâu (tang diệp) 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Cách 2: Cam thảo nam 6g, kim ngân 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g, bạc hà 8g, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ để bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn:
- Để con nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
- Nếu bé sốt cao hơn 38 độ C, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh, nước ép trái cây tươi…
- Có thể cho bé dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng. Nên cẩn thận khi dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
- Thức ăn cho trẻ nên là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, súp…
- Lau sạch mũi cho bé.
Bài thuốc 50: Khi trẻ con bị mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi
Cách 1: Lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
Cách 2: Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.
Chú ý:
- Nên hạ nhiệt cho trẻ bằng cách lau mát bằng khăn nhúng nước ấm (nhiệt độ của nước khi nhúng khăn vào phải thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ).
- Nên chườm ở trán, nách, bẹn và mặc quần áo mỏng, cởi bớt áo, quần và tã lót và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát (không nên cho trẻ nằm phòng có máy lạnh với nhiệt độ lạnh quá hoặc không cho quạt xoáy vào người trẻ).
- Cần lưu ý là không chườm nước đá hoặc nước lạnh cho trẻ.
- Khi trẻ sốt cao trên 38 độ C, nếu chườm ấm mà thân nhiệt không giảm, nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt loại đầu đạn vào hậu môn cho trẻ. Loại paracetamol đơn chất được khuyến cáo dùng cho trẻ khi sốt cao, liều lượng trung bình là 10mg/1kg cơ thể của trẻ.
- Có thể làm thông thoáng mũi bằng nhỏ mũi nước muối sinh lý 0,85%. Cần đặc biệt lưu ý là không được nhỏ thuốc nhỏ mũi hoặc uống thuốc ho của người lớn.
- Nếu trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian cho trẻ bú.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất do trẻ sốt cao gây mất nước và chất điện giải. Loại nước cho trẻ uống tốt nhất là dung dịch oresol (ORS). Có hai loại ORS được các nhà sản xuất đóng gói khác nhau (loại 5,63g/gói và loại 27,5g/gói). Với trẻ em nên dùng loại gói nhỏ 5,63g/gói pha vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội, lắc đều cho trẻ uống.
Trẻ nhũ nhi thì uống 50ml/lần, ngày cho uống khoảng 2-3 lần; trẻ trên 2-6 tuổi có thể cho uống 100ml/lần, ngày cho uống 2-3 lần; trẻ trên 6 tuổi - 12 tuổi cho uống mỗi lần khoảng 150ml, ngày cho uống 2-3 lần. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm nước cam, nước chanh tươi.
Bài thuốc 51: Điều trị ban trái, sởi ở trẻ em
Sử dụng Hoàng bá nam 6g, Kim ngân hoa, Mã đề, Hồng hoa Bạch, Sài hồ, Đương quy - mỗi vị 4g; Liên kiều, Kinh giới - mỗi vị 6g; Sài đất 5g. Sắc thành thuốc, chia 3 – 4 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 52: chữa bệnh biếng ăn, chậm lớn ở trẻ nhỏ
Cách 1: Đem sao khô trần bì, hạt sen, mầm lúc, đậu ván trắng. Sau đó cán mịn hoặc xay vụn thành bột. Mỗi lần cho sử dụng 1 thìa cà phê hòa cùng nước cơm. Kiên trì sử dụng ngày 3 lần sẽ cải thiện vị giác cho trẻ.
Cách 2: Mầm lúa 30g, đậu ván trắng 10g, hạt sen 100g và trần bì 12g.
Đem dược liệu sao qua, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 100g bột thuốc uống cùng với nước cơm, ngày dùng 3 lần.
Bài thuốc 53: Tráng cốt, trị chứng mềm yếu gân xương, trẻ chậm biết đi, còi xương, suy dinh dưỡng
Chuẩn bị: Ngũ gia bì 3–5g; Mộc qua 3–5g; Ngưu tất 3–5g.
Sắc lấy nước hoặc tán bột, uống với chút rượu loãng; uống hàng ngày.
Bài thuốc 54: Cây chùm ngây có tác dụng rất tốt cho bé
Trẻ em ở thời kỳ ăn dặm (từ 6 tháng trở lên) lười uống sữa thì có thể sử dụng lá chùm ngây xay nhỏ, mịn, nấu với bột loãng cho bé ăn.
Bé nào đã ăn được cháo thịt, có thể lấy rau chùm ngây băm nhỏ hoặc xay cho vào cháo, cho thêm vài giọt dầu olive.
Bài thuốc 55: Bài thuốc xấu hổ
Bài thuốc này được sử dụng nhiều từ thời xưa đặc biệt phù hợp với những bé khó cai sữa. Mẹ có thể dùng thuốc xấu hổ đem giã ra hòa với một ít nước. Khi nào bé đòi bú thì bôi lên đầu ti của mẹ đồng thời thoa nước thuốc xấu hổ lên chân mày của bé, thấy thế bé sẽ sợ và không dám ti nữa.
Hoặc là có thể áp dụng phương pháp này: Dùng nước cốt của mướp đắng bôi vào đầu vú rồi cho bé ngậm, thấy đắng quá bé sẽ tự sợ.
Bài thuốc 56: Trị nội tạng xuất huyết
Sử dụng địa long khô (không sử dụng tươi). Dùng 50g nếu bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên; Dùng 30g nếu bệnh nhân từ 5 – 14 tuổi; Dùng 20g đối với trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 4 tuổi; Đậu xanh và đậu đen (mỗi loại 100g); Rau bù ngót tươi (khoảng 200 – 300g).
Lấy rau ngót băm nhỏ, sao cho thật thơm và giòn, đậu xanh và đậu đỏ cũng sao cho thơm. Với giun đất thì rọc bụng, rửa sạch rồi sao cho thơm giòn, sau đó giã nát. Cho tất cả vào nồi và nấu (lưu ý nên dùng nồi đất, nồi sành, nồi thủy tinh hay bằng nhôm, bằng gang), sắc với 1,2 lít nước đến khi nước rút còn nửa chén thì cho người bệnh uống (cậy răng đổ vào).
Bài thuốc này thơm ngon và dễ uống, hơn nữa, sau khi dùng thang đầu sẽ thấy hiệu quả ngay. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng 3 thang (3 ngày) để bệnh khỏi hoàn toàn (buổi tối uống nước nhất, buổi sáng uống nước nhì và có thể cho thêm đường vào thuốc).
Bài thuốc 57: Trị trẻ em cấm khẩu
Dùng 10 gram cam thảo sống sắc với 1 chén nước. Sau khi thuốc cạn còn 7 phân, cha mẹ cho con uống. Sau đó, đợi cho con trẻ nôn hết đàm nhớt ra thi nhỏ vào miệng con ít sữa.
Hoặc là sử dụng bài thuốc này: Bột địa long trộn với lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn phết trực tiếp vào bìu trẻ em bị sưng đau, tác dụng cũng rất tốt.
Bài thuốc 58: Trị các loại cam nhiệt của trẻ con
Hoàng liên 12g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g. Sắc uống.
Bài thuốc 59: Điều trị cảm sốt, mụn nhọt và lên sởi ở trẻ em
Lấy 15g rễ đậu triều sắc chung với 10g sài đất, 10g kim ngân hoa và chắt lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 60: Trị trẻ nhỏ bị cam tích rồi đi lỵ nặng
Chuẩn bị: Ích mẫu, lấy lá non và búp, nấu với cháo cho ăn (Quảng Lợi Thần Hiệu phương).
Bài thuốc 61: Điều trị cam tích ở trẻ nhỏ
Dùng cây cúc áo 15g rửa sạch, lót dưới đáy nồi, sau đó đặt gan lợn 60g lên trên, đổ đầy nước, nấu chín, dùng ăn 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày.
Bài thuốc 62: Chữa cam tích, tỳ vị kém, cơ thể gầy yếu bụng to, tay chân buồn bằn, trong tâm phiền nhiệt không yên
Chuẩn bị: 16g thổ phục linh, 12g dã miên hoa căn.
Cách dùng: Tất cả tán thành bột mịn, đem nấu chung với gan lợn hoặc nấu cháo ăn.
Bài thuốc 63: Chữa chậm mọc tóc, kích thích mọc tóc ở trẻ em
Hương Nhu cũng được dùng để chữa tình trạng chậm mọc tóc ở trẻ em hoặc kích thích cho tóc nhanh mọc, nhanh dài cho những người bị rụng tóc. Các bài thuốc cụ thể như sau:
Cách 1:
Chuẩn bị: 40g Hương Nhu tía sắc với khoảng 200ml nước. Đun cho đến khi nước cô đặc lại thì đem trộn với mỡ lợn. Dùng hỗn hợp này bôi lên tóc của trẻ ngày từ 1 đến 2 lần. Chú ý vệ sinh da đầu trẻ sạch sẽ trước khi bôi để tránh viêm nhiễm.
Cách 2:
Chuẩn bị bao gồm 10g Hương Nhu tía, 10g lá bưởi hoặc vỏ bưởi, 10g bồ kết khô. Sau đó đem các thảo dược này bỏ vào nồi và đun sôi với 3 lít nước.
Đem nước thảo dược đun sôi pha thêm với nước nguội cho vừa ấm và dùng để gội đầu. Bạn nên gội như vậy 2 lần/tuần sẽ giúp tóc nhanh dài và mềm mượt lên trông thấy.
Bài thuốc 64: Trị chấy
Cách làm này cũng khá đơn giản lại hiệu quả mà chỉ với 1 lần duy nhất. Mẹ hãy lấy hạt Na hoặc Mãng cầu, phơi khô rồi đem rang lên trước khi nghiền nát hoặc giã nhỏ thành bột. Cho chút nước vào đun sôi 1 lúc rồi đem nước này gội đầu cho bé, ủ khoảng 25-30 phút sau đó gội lại với nước bình thường. Đảm bảo sau 1 lần gội chấy sẽ sạch ngay.
Bài thuốc 65: Trị chảy máu cam
Ngó sen tươi 40g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ là được. Cách này rất dễ làm và tiện cho các trẻ nhỏ.
Bài thuốc 66: Trị chứng chảy dãi nhiều ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: Sinh bạch truật 10g.
Thực hiện: Đem xắt nhỏ, cho vào chén và thêm ít nước và chưng cho chín. Sau đó thêm ít đường và cho trẻ uống.
Bài thuốc 67: Trị chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Chuẩn bị: Sữa tươi 50ml và nga truật 4g.
Thực hiện: Nga truật tán mịn, sau đó hòa với sữa và thêm 1 ít muối. Đun sôi và cho trẻ uống.
Bài thuốc 68: Ké đầu ngựa trị chốc lở ở trẻ nhỏ
Cách 1: Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
Cách 2: Ké đầu ngựa 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Chế thành trà thuốc đóng gói 40g. Ngày uống 1 gói hãm nước sôi, uống dần. Trẻ dưới 18 tháng ngày uống nửa gói.
Bài thuốc 69: Trị giun sán
Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.
Bài thuốc 70: Trẻ đái dầm
Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 - 4 lần.
Bài thuốc 71: Bài thuốc này trị tiêu chảy mãn tính ở trẻ em
Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, kim ngân đằng, đơn lá đỏ, liên kiều - mỗi vị 10g. Sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn.
Bài thuốc này trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em và tiêu chảy mãn tính.
Bài thuốc 72: Bài thuốc này áp dụng cho đại tiện ra máu hoặc chứng kiết ly ơ trẻ nhỏ, được rất nhiều các thầy thuốc Đông y đánh giá cao về mức độ hiệu quả
Lấy 20g lá cây đơn lá đỏ, sắc cùng 400ml nước. Chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 73: Trị đi ngoài, đi tướt
- Lấy 1 nắm lá khổ sâm tươi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để ráo nước.
- Bỏ lá nắm khổ sâm vào nước sôi khoảng 2 phút rồi đổ ra tô. Sau đó giã nát cùng 1 ít muối hột.
- Thêm 200ml nước ấm để nguội rồi chắt lấy nước cốt cho trẻ uống cho tới khi nào hết bệnh.
Bài thuốc 74: Trị trẻ em bị đau bụng
Chuẩn bị 1 ít hoa cà dại. Rửa sạch, hãm với nước sôi và cho trẻ uống.
Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:
Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.
Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"
Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412
Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.
Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0976636304 - 0905931109
Địa chỉ nhà trọ 1:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416
Địa chỉ nhà trọ 2:
https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/
Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.
Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm