Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19
COVID-19 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe và đe dọa tính mạng của mỗi cá nhân, ta vẫn chưa thể biết được COVID-19 sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu chúng lan rộng ra hơn nữa. Nếu không may nhiễm viuss, ta có thể lây bệnh cho gia đình, bạn bè và những người khác xung quanh. Tiêm vaccine là cách tốt nhất giúp chúng ta thiết lập một hàng rào bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và xã hội.
Những điều cần lưu ý trước khi tiêm chủng ngừa COVID-19
- Hãy mang theo chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, giấy ra viện, đơn thuốc, phiếu tiêm vaccine khác…sử dụng trong thời gian gần đây (nếu có).
Việc này sẽ giúp các y bác sĩ nắm được một phần thông tin và tình hình sức khỏe của mỗi người để lưu lại thông tin, đưa ra lời khuyên phù hợp và lưu ý với mỗi cá nhân trước khi tiêm chủng ngừa, đảm bảo an toàn và giảm thiểu tác dụng phụ sau khi tiêm.
- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh Android và IOS, khai báo thông tin cần thiết.

Sổ sức khỏe điện tử online là một phần mềm sử dụng trên điện thoại giúp chúng ta khai báo và lưu lại thông tin sức khỏe của bản thân một cách cụ thể, cực kì chi tiết từ các chỉ số tổng quan như : độ đường huyết, nhịp tim, chỉ số BMI,... Bên cạnh đó là tiền sử dị ứng, phẫu thuật; đơn thuốc; xét nghiệm;… Không những thuận tiện trong khai báo y tế sổ sức khỏe điện tử còn cung cấp cho người rất nhiều tiện ích như : tìm bác sĩ, tìm cơ sở y tế, tìm gói dịch vụ, lưu lại được xác nhận tiêm, chứng nhận tiêm và phiếu khảo sát phản ứng sau khi tiêm vaccine.
- Đeo khẩu trang thực hiện Thông điệp 5K khi tiêm chủng. Ăn uống đầy đủ trước khi tiêm.
Biện pháp 5K không chỉ giúp cá nhân bảo vệ được sức khỏe bản thân mà còn là bảo vệ an toàn sức khỏe cho những người xung quanh và cho xã hội, giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Việc ăn uống đầy đủ trước khi tiêm giúp duy trì sức khỏe của mỗi con người, cải thiện đề kháng cho cơ thể.
- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như:
+ Tình trạng sức khỏe hiện tại.
+ Các bệnh mạn tính đang được điều trị.
+ Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây.
+ Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.
Nếu lần tiêm thứ 2, bạn nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vaccine trước.
+ Tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc COVID-19 (nếu có)
+ Các loại vaccine được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua.
+ Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)
- Nên chủ động tìm hiểu và đưa ra câu hỏi với cán bộ y tế:
+ Thông tin liên quan đến vaccine phòng COVID-19 sắp được tiêm và lịch tiêm mũi tiếp theo.
+ Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách xử trí.
+ Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp cần thiết.
Những điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19
- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vaccine.

- Sau khi tiêm xong thường có một số dấu hiệu thông thường như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine COVID-19, cho thấy cơ thể đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
- Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vaccine COVID-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở, chóng mặt,…
- Dấu hiệu thông thường diễn biến nặng lên như: sốt cao trên 39 độ, sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng/tụt/kẹt huyết áp,…
Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nếu gặp các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nêu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vaccine, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
* Bài viết Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Đinh Hoàng Anh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am