Những thay đổi nhỏ nhưng tác động lớn đến sức khỏe và môi trường

Ăn một chiếc xúc xích có thể khiến bạn mất 36 phút sống khỏe mạnh, nhưng thay thế bằng một phần hạt có thể giúp bạn sống khỏe thêm 26 phút, đồng thời cũng có lợi cho “sức khỏe” môi trường.
18/01/2024 19:03

Đó là kết luận của các nhà khoa học tại Ðại học Michigan (Mỹ), sau khi họ đánh giá hơn 5.800 loại thực phẩm, xếp hạng theo gánh nặng bệnh tật đối với con người và tác động của chúng đối với môi trường.

“Nhìn chung, các khuyến nghị về chế độ ăn uống thiếu định hướng cụ thể và hành động khả thi để thúc đẩy mọi người thay đổi hành vi của họ, cũng như hiếm khi đưa ra khuyến cáo giúp hạn chế tác động đến môi trường”, Tiến sĩ Katerina Stylianou tại Khoa Khoa học Sức khỏe Môi trường Ðại học Michigan nói về lý do thực hiện nghiên cứu với mục tiêu kép hướng tới sức khỏe và môi trường này.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia sử dụng một chỉ số dinh dưỡng mới dựa trên dịch tễ học, gọi là Chỉ số Dinh dưỡng Sức khỏe (HENI), nhằm tính toán lợi ích sức khỏe hoặc gánh nặng sức khỏe - quy đổi ra số phút sống khỏe mạnh mà việc tiêu thụ một phần thực phẩm mang lại. Chỉ số này được tinh chỉnh từ chỉ số Gánh nặng bệnh tật toàn cầu, trong đó đánh giá tỷ lệ tử vong và bệnh tật liên quan đến sự lựa chọn thực phẩm của một cá nhân.

skmt

(Ảnh: Healthy good guide)

Kết quả công bố trên tạp chí Nature Food phát hiện rằng, việc thay thế 10% lượng calo hàng ngày từ thịt bò và thịt chế biến thành trái cây, rau củ, các loại hạt, các loại đậu và hải sản chọn lọc có thể giúp một người giảm 1/3 lượng khí thải carbon từ chế độ ăn uống và tăng thêm 48 phút sống lành mạnh mỗi ngày.

Ðể đánh giá tác động môi trường của thực phẩm, các chuyên gia đã sử dụng IMPACT World +, một phương pháp cho phép đánh giá tác động của vòng đời thực phẩm (từ sản xuất/nuôi trồng, chế biến cho đến sơ chế/nấu nướng, tiêu thụ và thải bỏ), đồng thời bổ sung các đánh giá đối với việc sử dụng nước và tác hại đối với sức khỏe con người. Theo đó, họ đã phát triển thang điểm của thực phẩm với 18 chỉ số môi trường khác nhau.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã phân loại thực phẩm thành ba vùng màu: xanh lá cây, vàng và đỏ. Vùng màu xanh lá cây đại diện cho các loại thực phẩm được khuyến khích tăng cường trong chế độ ăn uống và chứa các loại thực phẩm vừa có lợi về mặt dinh dưỡng vừa ít tác động đến môi trường. Thực phẩm trong nhóm màu này chủ yếu là các loại hạt, trái cây, rau trồng trong điều kiện tự nhiên, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và một số hải sản. Vùng màu đỏ bao gồm các loại thực phẩm có tác động đáng kể về mặt dinh dưỡng hoặc môi trường, cần tránh hoặc hạn chế đưa vào chế độ ăn uống. Cụ thể, tác động tiêu cực về mặt dinh dưỡng chủ yếu là do tiêu thụ thịt chế biến sẵn (như thịt xông khói, xúc xích, jambon, thịt nguội/đóng hộp), trong khi tác động đến khí hậu và môi trường hầu hết đến từ thịt bò và thịt heo, thịt cừu và thịt chế biến sẵn.

Dựa trên những phát hiện mới, các nhà nghiên cứu khuyến nghị mọi người cần thực hiện:

Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có tác động tiêu cực nhiều nhất đến sức khỏe và môi trường bao gồm thịt chế biến sẵn, thịt bò, tôm, thịt heo, thịt cừu và rau trồng trong nhà kính.

Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có lợi về mặt dinh dưỡng nhiều nhất, bao gồm trái cây và rau củ trồng tự nhiên, các loại đậu, quả hạt khô (hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt bí, hướng dương) và hải sản được đánh bắt bằng phương pháp ít ảnh hưởng đến môi trường.

Theo Scitechdaily

comment Bình luận

largeer