Những thói quen gây ra bệnh lý suy thận bạn có biết?

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, hàng ngày nhiều người đang lặp lại những thói quen gây suy thận mà không hề biết.
27/06/2024 21:53

 1.Lạm dụng rượu bia, nước ngọt

Việc lạm dụng rượu bia, uống nhiều nước ngọt,… dẫn đến tổn thương thận. Vì nồng độ cồn trong bia rượu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng lọc máu của thận. Việc lạm dụng bia rượu sẽ tạo điều kiện cho acid uric ứ đọng trong cơ thể khiến cho ống thận bị tắc nghẽn, dẫn đến nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm về thận.

Tương tự, uống nhiều nước ngọt có nhiều đường sẽ làm gia tăng nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận. Hiện nay, các loại nước ngọt đóng chai, nước ngọt có gas phổ biến thường chứa nhiều axit và độ pH cao. Do đó, uống nhiều các loại nước ngọt trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về thận.

2. Thói quen nhịn tiểu, ngại uống

Nhiều người có thói quen nhịn tiểu và ngại uống nước nhất là vào mùa lạnh có nguy cơ mắc các bệnh lý về thận (đặc biệt là sỏi thận) cao hơn người khác. Bởi vì, nhịn tiểu lâu dài sẽ tạo áp lực cho thận và uống quá ít nước sẽ khiến nước tiểu đậm đặc. Khi đó, thận bị lắng đọng nhiều độc tố dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận.

3. Do thuốc

Do một số bệnh tật phải dùng thuốc kéo dài gây hại thận bởi thận là cơ quan thải trừ thuốc, có những thuốc thải trừ chủ yếu qua gan, có những thuốc lại thải trừ chủ yếu qua thận. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho thận. Một số loại thuốc có thể làm tổn thương thận nếu lạm dụng điển hình như thuốc kháng lao, thuốc kháng sinh Aminoglycoside, thuốc không rõ nguồn gốc,…

c3

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể

4. Tình trạng thừa cân béo phì

Người bị thừa cân, béo phì thường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đái tháo đường dẫn đến nhiều bệnh lý về thận. Theo nghiên cứu, người thừa cân béo phì có nguy cơ suy thận mạn tính giai đoạn cuối cao gấp 2-7 lần người bình thường.

Nói đơn giản hơn, khi cân nặng tăng đồng nghĩa với thận của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn. Béo phì gây ra trực tiếp những thay đổi về áp lực lọc và áp lực máu tại thận, tổn thương tế bào có chân dẫn đến bệnh thận mạn tính, suy thận giai đoạn cuối. Với người mắc bệnh thận mạn tính chưa lọc máu, tình trạng thừa cân, béo phì cũng làm tăng tiến triển bệnh.

5. Thói quen ăn mặn, thừa chất đạm

Một chế độ ăn uống nhiều muối, dư thừa chất đạm sẽ làm nước tiểu giảm độ pH, kích thích sự bài tiết cystine và canxi dẫn đến hình thành sỏi và nhiều tổn thương khác tại cơ quan thận.

Ăn nhiều muối ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Muối là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ và làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim... Cụ thể, ăn nhiều muối khiến cơ thể buộc phải thu nạp nhiều nước hơn, tích tụ nước dẫn đến tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, thận phải làm việc nhiều để lọc máu. Một nghiên cứu cho thấy ăn nhiều natri và kali có thể làm cho bệnh thận mạn tính trở nên tồi tệ hơn.

6.Bỏ ăn sáng thường xuyên

Nhiều người thường xuyên không ăn sáng điều này ảnh hưởng đến thận. Buổi sáng là thời điểm túi mật trong cơ thể bắt đầu hoạt động bài tiết dịch để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, thói quen bỏ bữa ăn sáng gây tích tụ nhiều dịch mật trong cơ thể, tạo điều kiện hình thành sỏi thận, sỏi mật. Lâu dần sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về thận.

Ngoài ra, tuổi cao cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh thận bởi kích thước của thận sẽ giảm dần đi. Lúc này chức năng thận sẽ suy yếu đáng kể. Do đó, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về thận cao hơn người trẻ tuổi.

                                                                                              Theo Phòng khám Đa khoa ĐTH

comment Bình luận

largeer