Nổi mề đay khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?

Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai gặp phiền toái do bị mề đay thai kỳ. Không chỉ làm cho thai phụ cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngày mà nó còn có nguy cơ biến chứng rất cao.
12/11/2020 16:38

Nổi mề đay khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi?

Có khoảng 0,25 cho tới 1% phụ nữ trong quá trình mang thai xuất hiện tình trạng nổi mề đay. Hiện tượng này xảy ra có thể là mề đay cấp tính hoặc cũng có thể trở thành  mãn tính. Nếu như không được chữa trị đúng cách, bà bầu gặp khá nhiều nguy hiểm.

Mề đay ở bà bầu là sự xuất hiện của những nốt sần ở trên da, khi cơ thể phản ứng lại với một số tác nhân cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, mề đay khi mang thai chính là hiện tượng dị ứng ngoài da. Thường gặp nhất là ở khu vực vùng rốn, vùng bụng hoặc những vùng lân cận. Ví dụ như lưng, đùi, mông hoặc ở tay. Thời điểm bà bầu dễ bị mề đay nhất là giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

noi me day

Bị nổi mề đay, cơ thể, ngứa ngáy, đau rát làm cho mẹ bầu mất ngủ, suy nhược cơ thể. Tinh thần kém minh mẫn, dẫn đến stress, ảnh hưởng đến thai nhi.

Da bị tổn thương gây nên hiện tượng vàng da hoặc bị nhiễm trùng da. Nếu như có vi khuẩn tấn công và vùng bị bệnh.

Mề đay cấp tính hoặc mề đay mãn tính đều có khả năng gây ra hiện trạng phù mạch. Làm suy hệ hô hấp, nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, mề đay còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan, khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh. Bên cạnh đó, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai, bé chậm phát triển,...

Nguyên nhân gây ra mề đay

- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ Estrogen, Progesterone trong huyết tương thay đổi, từ đó làm tăng kích thích tế bào hắc tố và Proopiomelanocortin, dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa.

- Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da còn gọi là mề đau dị ứng.

- Sử dụng các thực phẩm chức năng: việc tăng cường bổ sung canxi, thuốc bổ, sắt... trong thời gian mang thai có thể gây nên mề đay.

- Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,... dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da, còn được gọi là mề đay dị ứng

- Những nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, cơ địa dễ dị ứng do di truyền,..

Mẹo trị mề đay

Trong thời kỳ mang thai, các bác sỹ khuyến cáo các bà mẹ không nên dùng thuốc. Do vậy, mẹo chữa theo dân gian bằng các loại cây tự nhiên được nhiều thai phụ tìm đến áp dụng. Dưới đây là một số mẹo trị mề đay:

Dùng trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso,... có tác dụng bảo vệ thanh, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa hữu hiệu. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, trà thảo mộc còn tác động tích cực tới quá trình chuyển hóa chất béo, giúp chị em sớm lấy lại vóc dáng.

kinh gioi

Dùng cây kinh giới: Trong cây kinh giới có nhiều tinh dầu nóng và các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay khi mang thai cũng như sau khi sinh. Để chữa mề đay, phụ nữ chỉ cần rang nóng cả lá và thân cây kinh giới với muối tới khi vàng thì đổ vào khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho tới khi hết ngứa là được. Ngoài ra, thai phụ và sản phụ có thể dùng nước lá kinh giới để xông hơi. Với phương pháp này, chị em rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, nấu cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì dùng chăn trùm kín lại, xông khoảng 15 phút để làm dịu các vết ngứa và làm xẹp dần các nốt mẩn đỏ.

Sử dụng mướp đắng: Giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, diệt khuẩn, chống virus. Để trị mẩn ngứa, mề đay bằng mướp đắng, phụ nữ nên thái nhỏ mướp đắng, đun với nước khoảng 10 phút, sau đó thêm vào một ít muối. Khi nước ấm lên thì dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, dùng bã mướp đắng đắp trực tiếp lên da, thực hiện 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, thai phụ và sản phụ cũng có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn hằng ngày để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mướp đắng không tốt cho người mắc bệnh dạ dày, gan và thận nên người dùng cần lưu ý.

Dùng lá khế: Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc, dùng chữa lở, ngứa và ung nhọt. Để trị mẩn ngứa, mề đay, chị em có thể hái một nắm lá khế, rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước, pha ấm và dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong, chị em tắm lại bằng nước sạch để làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liệu pháp này liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mẩn ngứa, mề đay.

Chườm muối: Sử dụng khoảng 300g muối hột sạch, đem rang thật nóng trên lửa nhỏ. Bọc muối vào trong một miếng vải dày để giữ nhiệt cũng như tránh làm bỏng da. Dùng túi muối này chườm lên vùng da đang nổi mề đay. Lưu ý không chà xát hoặc rắc hạt muối trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Sức nóng cũng như thành phần có trong muối làm cho mề đay bớt ngứa, ngăn chặn lan rộng ra các vùng khác.

Bạch Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer