Nông Cống (Thanh Hoá): Nông dân phơi mình dưới nắng nóng 40 độ C thu hoạch lúa

Bất chấp thời tiết nắng nóng có lúc lên tới 40 độ C, trên cánh đồng thuộc xã Thăng Bình, huyện Nông Cống, bà con nông dân vẫn phải phơi mình dưới cái nắng “cháy da, cháy thịt” để thu hoạch vụ lúa chiêm xuân.
21/05/2023 15:57
Theo ghi nhận, khoảng 1 tuần qua thời tiết tại Thanh Hóa trở nên khắc nghiệt hơn vì nắng nóng kéo dài từ đầu giờ sáng đến cuối giờ chiều. Nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 40 độ C. Tuy nhiên, nắng nóng đã giúp nhiều diện tích lúa chiêm xuân tại địa phương này chín rộ.

Theo ghi nhận, khoảng 1 tuần qua thời tiết tại Thanh Hóa trở nên khắc nghiệt hơn vì nắng nóng kéo dài từ đầu giờ sáng đến cuối giờ chiều. Nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 40 độ C. Tuy nhiên, nắng nóng đã giúp nhiều diện tích lúa chiêm xuân tại địa phương này chín rộ.

Dưới cái nắng như đổ lửa, trên cánh đồng thuộc xã Thăng Bình, huyện Nông Cống (Thanh Hóa), bà con nông dân vẫn ra đồng, phơi mình dưới cái nắng gay gắt để thu hoạch lúa chiêm xuân cho kịp thời vụ.

Dưới cái nắng như đổ lửa, trên cánh đồng thuộc xã Thăng Bình, huyện Nông Cống (Thanh Hóa), bà con nông dân vẫn ra đồng, phơi mình dưới nắng gắt để thu hoạch lúa chiêm xuân cho kịp thời vụ.

Để chống chọi với cái nắng thiêu đốt da thịt, khi ra đồng người dân phải mặc áo quần bịt kín từ đầu đến chân, ai cũng làm việc rất gấp gáp, mong sớm hoàn thành công việc để trở về nhà nghỉ ngơi tránh nắng.

Để chống chọi với cái nắng thiêu đốt da thịt, khi ra đồng người dân phải mặc áo quần bịt kín từ đầu đến chân, ai cũng làm việc rất gấp gáp, mong sớm hoàn thành công việc để trở về nhà nghỉ ngơi tránh nắng.

Chị Phạm Thị Gái, trú thôn Ngọ Thượng, xã Thăng Bình, cho biết: “Buổi sáng tôi phải đi gặt từ 5h đến 10h, chiều gặt từ 13h đến tối mịt cho kịp thời vụ. Phần lớn diện tích lúa gia đình thuê máy gặt, nhưng một vài sào máy không vào được nên vẫn phải cắt bằng tay. Năm nay thời tiết tuy nắng gắt, khắc nghiệt nhưng đổ lại lúa cho năng suất cao hơn mọi năm. Trung bình lúa cho năng suất khoảng 3 tạ trên 1 sào”.

Chị Phạm Thị Gái, trú thôn Ngọ Thượng, xã Thăng Bình, cho biết: “Buổi sáng tôi phải đi gặt từ 5h đến 10h, chiều gặt từ 13h đến tối mịt cho kịp thời vụ. Phần lớn diện tích lúa gia đình thuê máy gặt, nhưng một vài sào máy không vào được nên vẫn phải cắt bằng tay. Năm nay thời tiết tuy nắng gắt, khắc nghiệt nhưng đổ lại lúa cho năng suất cao hơn mọi năm, trung bình 3 tạ/sào”.

Với những thửa ruộng khô, rộng, người dân có thể thuê máy gặt đập liên hợp với giá 180.000 đồng mỗi sào.

Với những thửa ruộng khô, rộng, người dân có thể thuê máy gặt đập liên hợp với giá 180.000 đồng mỗi sào.

Sau khi cắt lúa, những nhân công theo máy sẽ đóng bao, vận chuyển vào bờ cho chủ ruộng. Công việc đóng bao rất vất vả, nên chỉ dành cho những người đàn ông trai tráng, có sức khỏe tốt.

Nhân công theo máy gặt đóng bao, vận chuyển lúa vào bờ cho chủ ruộng. 

Dù máy gặt đã có mái che, nhưng người lái máy vẫn phải đội mũ, bịt khăn kín mít chống lại cái nắng gay gắt.

Dù máy gặt đã có mái che, nhưng người lái máy vẫn phải đội mũ, bịt khăn kín mít chống lại cái nắng gay gắt.

Lúa sau khi gặt sẽ được đóng bao, người dân sẽ sử dụng xe máy, công nông, xe kéo,.. vận chuyển về nhà.

Lúa sau khi đóng bao được người dân sử dụng xe máy vận chuyển về nhà.

Phần thân trên cây lúa sau khi tách hạt sẽ được người dân phơi khô làm thức ăn chăn nuôi gia súc hoặc ủ lên men làm phân bón cho các loại cây trồng khác.

Phần thân trên cây lúa được người dân phơi khô làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

Gốc rạ (phần thân dưới cây lúa)  sẽ được người dân cắt, phơi khô, sau đó đốt thành tro bón ruộng.

Gốc rạ (phần thân dưới cây lúa) được cắt, chất thành đống để đốt.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: “Vụ chiêm xuân năm nay huyện Nông Cống gieo cấy trên 10.300 ha. Ngay từ đầu vụ, huyện đã chỉ đạo các xã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm đất, chuẩn bị phân bón, cơ cấu giống hợp lý, gieo trồng đúng thời vụ. Mặt khác, chính quyền và người dân đã chủ động theo dõi tình hình, diễn biến của các loại dịch bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời nên cây lúa được bảo vệ an toàn. Do đó, vụ chiêm xuân năm nay được mùa, năng suất bình quân đạt 73,2 tạ/ha”.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: “Vụ chiêm xuân năm nay huyện Nông Cống gieo cấy trên 10.300 ha. Ngay từ đầu vụ, huyện đã chỉ đạo các xã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm đất, chuẩn bị phân bón, cơ cấu giống hợp lý, gieo trồng đúng thời vụ. Mặt khác, chính quyền và người dân đã chủ động theo dõi tình hình, diễn biến của các loại dịch bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời nên cây lúa được bảo vệ an toàn. Do đó, vụ chiêm xuân năm nay được mùa, năng suất bình quân đạt 73,2 tạ/ha”.

Mạnh Linh

comment Bình luận

largeer