Ở Việt Nam, những trường hợp nào được phép mang thai hộ

Mang thai hộ là quy định đã được Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có cái nhìn chưa chính xác về vấn đề này.
22/01/2021 14:45

"Do bẩm sinh bị dị tật tử cung nên tôi không thể mang thai được. Hiện tại, gia đình tôi muốn nhờ người mang thai hộ nhưng chưa biết rõ về các quy định mang thai hộ ở Việt Nam như thế nào?" (Hải Yến, TP Móng Cái, Quảng Ninh)

Tại Việt Nam, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một thủ tục được pháp luật ghi nhận nhằm tạo điều kiện cho cặp vợ chồng không thể sinh con mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể có con bằng hình thức nhờ người khác mang thai hộ.

mang thai ho

Hình minh họa.

Phương pháp này đã được công nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Luật Hôn nhân gia đình 2014. Bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Theo quy định, trứng và tinh trùng dùng trong bước thụ tinh trong ống nghiệm phải là của chính cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người mang thai hộ phải là chị em họ cùng hàng của người nhờ mang thai hộ.

Tuy nhiên, tuyệt đối nghiêm câm thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính. Trong đó: Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Theo một thống kê đăng trên Báo Sức khỏe và Đời sống, mỗi năm nước ta có khoảng từ 500-700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng đối với các ca khó; ca bình thường thì chi phí khoảng từ 40-45 triệu đồng.

Minh Thùy (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer