Phát huy lợi thế địa lý để nâng cao sức khỏe người dân và đưa Việt Nam thành trung tâm dược liệu thế giới

Chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu tự nhiên là xu thế chung của thế giới thay bằng dùng chất hóa học, lành tính, ít tác dụng phụ. Việc “Bảo tồn, phát triển và sử dụng cây dược liệu Việt Nam vì sức khỏe cộng đồng” là chủ trương phù hợp với xu thế chung và định hướng quy hoạch theo quyết định số 1976/QĐ-TTg/ttg của chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến 2030.
21/12/2022 08:00

Để cụ thể hóa vấn đề này, tại hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức vào ngày 23/4/2022, tại Khu du lịch Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), Lương Y Vũ Hồng Khanh - Ủy viên BCH TW Hội đã có tham luận về "Phát huy lợi thế địa lý để nâng cao sức khỏe người dân và đưa Việt Nam thành trung tâm dược liệu thế giới".

HIỆN TRẠNG CÂY DƯỢC LIỆU

Cây dược liệu Việt Nam vô cùng phong phú về chủng loại, rất tốt về dược tính. Muốn phát triển bền vững, chúng ta cần điều tra đánh giá hiện trạng dược liệu 1990-2020 để xây dựng quy hoạch 2020 -2050 và tầm nhìn 2080. Từ đó định hướng dược liệu cho 8 vùng, dược tính, vùng nào thì phát triển mạnh cây thuốc quý gì cho hơp lý. Tránh đầu tư chồng chéo, bỏ sót, không hợp lý gây lãng phí không đáng có. Không nên chỗ nào cũng trồng nhiều loại cây, có thể một số loài cây không hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở đó. Lại có những cây có thế mạnh không được kiểm tra hay bỏ sót không đưa vào kế hoạch phát triển. Ví dụ cây Xuyên tim ở Cao Bằng, ba kích Quảng Ninh, ngũ gia bì gai Sa Pa, cây Hoa tiên ở Ba Vì, tỏi đen Lý Sơn, sâm Ngọc Linh Quảng Nam, trà hoa vàng Bắc Giang, quế Yên Bái, rong biển Phú Quốc… là tốt nhất chưa? Các nhà điều tra, khoa học cần kết luận, định hướng, định tính, định lượng kế hoạch phát triển ở 8 vùng dược liệu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

NHẬN RA LỢI THẾ THIÊN ĐỊA NHÂN HỢP NHẤT

Đôi khi có những lợi thế mà chúng ta chưa nhận ra, như vua Phật Trần Nhân Tông đã từng nói: “của báu trong nhà thôi tìm kiếm”. Cây dược liệu cũng vậy, phát triển dược liệu bền vững, phải có khí hậu, đất đai, con người (thiên, địa, nhân) hoàn hảo thì Việt Nam có đủ 3 tiêu chuẩn ấy rồi.

Khí hậu chúng ta có biên độ thời tiết, gió mùa, nhiệt độ, ẩm độ, áp xuất khí quyển khá rộng, có 4 mùa ấm áp, mát mẻ như máy điều hòa, có cả nhiệt độ cao gần đường xích đạo 8,27 độ bắc đến lạnh băng tuyết như Pan Xi Phăng, Sa Pa, vĩ độ 23 độ 23. Có nhiều nơi trong ngày cũng có 4 mùa hay chuyên nóng hoặc chuyên lạnh. Điều kiện lý tưởng để các tính dược hấp thụ vào cây thuốc (Thiên) tốt hơn. Khi ta mang cây rau thơm sang châu Phi xích đạo trồng thì mất mùi thơm, mang trồng ở vĩ độ 50 – 60 mùi thơm cũng kém, đó chính là lợi thế Việt Nam. Trong dải vĩ độ từ 23 o23' đến 8 o27' Bắc, mỗi nơi lại có các lợi thế riêng để xác định vĩ độ nào nên phát triển dược liệu gì. Không nên phát triển nhiều loại dược liệu ở một vĩ độ sẽ dẫn đến chất dược tính không đều, hiệu quả đầu tư thấp.

Đất đai nước ta có 331.212 km², đứng thứ 65 thế giới, dáng rất đặc biệt giống hình chữ S, chiều dài tiếp giáp biển Đông 3620 km, đất liền tiếp 3 nước 4.519 km rất hài hòa âm dương. Phía Bắc trong âm có dương là đảo Hải Nam, phiá Nam trong dương có âm là Biển Hồ. Phải chăng đây là hình Bát quái duy nhất của trái đất, không có điểm thức 2 – âm dương hòa hợp để phát triển cây dược liệu chất lượng cao (Địa)? Thổ nhưỡng Việt Nam cũng hình thành khá phong phú từ 3 loại đá macma, trầm tích và đá biến chất. Quá trình phong hóa biến đổi trạng thái vật lý và hóa học của đá mẹ và khoáng của chúng dưới tác động của những yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, nước, hoạt động vi sinh vật, ...) đã tạo ra các loại đất phong phú ở miền núi Tây Bắc, Tây nguyên, trung du, đồng bằng và vùng biển với cấu trúc đặc trưng: Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau khá dày ở cả 8 vùng để phát triển phù hợp với từng loại cây dược liệu.

Nhân dân trên dải đất Việt Nam đã hun đúc lên những con người Trí tuệ, Nhân hậu, yêu hòa bình, quật cường để giữ gìn bờ cõi với dân số hiện nay là 96,2 triệu, đứng thứ 15 thế giới. Mấy ngàn năm qua, không có kẻ nào khuất phục nổi. Người ta nói: Việt Nam là vùng lõm tâm linh thế giới (Nhân) cũng không phải là quá. Ta có thể nghĩ biến vùng đất này thành Trung tâm dược liệu thế giới được chăng khi “Thiên, Địa, Nhân” hoàn hảo? Cây dược liệu Việt Nam có thể sẽ trở thành Trung tâm dược liệu thế giới nếu chúng ta có ước mơ và dày công thực hiện.

Hãy dùng con tim, khối ốc trí tuệ, nhân hậu của vùng đất thiêng để bắt tay nhau biến ước mơ thành hiện thực. Nhìn ra bên ngoài, ta thấy đất nước Singapo, Hồng Kông, Thụy Sỹ tuy diện tích nhỏ, dân số ít nhưng lại là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính lớn của khu vực hay thế giới. Việt Nam có lợi thế hơn, tại sao ta không mơ ước để chuyển biến tiềm năng thành hiện thực?

THẤU HIỂU DƯỢC TÍNH PHONG PHÚ

Cây dược liệu Việt Nam vô cùng phong phú, chất lượng nhưng bản tính bên trong nó ta chưa khám phá được bao nhiêu. Các sách cây thuốc, các bài thuốc, các thày thuốc nói chung đã có nhiều nỗ lực, nhưng chưa biết nhiều công năng chữa bệnh của cây thuốc. Đa số các thày thuốc thấy cây nào cũng “thường thường bậc trung” vậy thôi, còn “người dân thì nằm trên đống thuốc mà chết” thật là uổng quá. 

Tuy vậy, một số thầy thuốc dân tộc, kinh nghiệm bài thuốc dân gian rất phong phú trong sử dụng dược liệu. Có không ít bệnh nhân nặng bệnh viện lớn trả về, mà đưa đến các thầy thuốc này chữa vẫn khỏi. Có thể nói, đây là một nút thắt mà người thầy thuốc chúng ta cần hạ mình, sắn tay xin làm học trò họ để học hỏi, thậm chí là mua bài thuốc để hoàn thiện hơn.

Cần xác định chất lượng dược tính cây dược liệu ở rễ, thân, cành, lá là nhiều nhất, thu vào tháng nào, giờ nào cho dược tính cao nhất. trong 8 vùng dược liệu Việt Nam cây nào phát triển tốt nhất ở vùng nào để có tính bền vững và hiệu quả cao.

Với Nhà nước, các nhà khoa học nên trả lời được cây thế mạnh cạnh tranh để phát triển thành các nhóm hàng hóa lớn, theo Vùng, Miền trong xuất khẩu. Ví dụ cây Xuyên tim ở Cao Bằng, cây Bạc hà ở Hà Giang, cây Mắc Ca ở Sơn La, cây Quế ở Yên Bái, cây Chè hoa vàng ở Bắc Giang, cây Hà thủ ô ở Bắc Cạn, cây Ngũ gia bì gai ở Lào Cai, cây Đương Quy ở Vĩnh Phúc, cây Hoa Tiên ở Ba Vì, cây Nhãn ở Hưng Yên, cây Ba kích ở Quảng Ninh, cây Bảy hoa một lá ở Hà Tĩnh, cây Sâm ngọc Linh ở Quảng Nam, Đông trùng hạ thảo ở Đà Lạt, cây Trinh nữ hoàng cung ở Phú Yên, cây A ti sô ở Lâm Đồng, cây Điều ở Bình Thuận, cây Tiêu ở Đắc Lắk, cây Rong, Tảo ở Phú Quốc ... đã tốt nhất theo vùng chưa.

XÃ HỘI HÓA CHỮA BỆNH BẰNG NAM DƯỢC

Xã hội hóa kiến thức tự chữa bệnh bằng dược liệu thuốc Nam, trân quý bảo vệ dược liệu thuốc Nam đến toàn dân là một cuộc cách mạng, chuyển đổi thói quen dùng thuốc Tây sang thuốc Nam hợp với quy luật tự nhiên. Thần Y – Thiền sư Tuệ Tĩnh đã từng dạy: THUỐC NAM VIỆT CHỮA NGƯỜI NAM VIỆT để nói lên người ở vùng  thủy thổ nào dùng cây ở đó chữa bệnh sẽ hiệu quả hơn. Một khi xã hội đồng lòng, chung tay vào phát triển dược liệu thành phong trào mạnh mẽ, thì tính vững chắc, hiệu quả, sức mạnh sẽ được đảm bảo. Từng người, từng gia đình, từng dòng họ, từng xóm phố, từng cơ quan, xí nghiệp đều nên có quyển sách TỰ CHỮA LẤY BỆNH TẠI NHÀ BẰNG THUỐC NAM để nắm vững bài thuốc, tự lo cho mình thì không cần nhiều bệnh viện, nhà thuốc mà ta vẫn khỏe bền vững. Nếu có các đại dịch xảy ra, sẽ không có chuyện lúng túng, bị động, gây thất thoát sinh mạng không đáng có như đã từng xảy ra. Ta đã từng nghe nói “Khó một lần không dân cũng chịu; Khó muôn lần dân liệu cũng xong” để nói lên phát triển dược liệu là sự nghiệp của toàn dân, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng do Đảng lãnh đạo.

TUYÊN TRUYỀN, BẢO VỆ NGUỒN ZENES GIỐNG QUÝ HIẾM

Vừa qua có tình trạng nước ngoài thu mua từ gốc đến ngọn theo kiểu tàn sát, triệt hạ giống cây thuốc quý Việt Nam. Nhân dân, các nhà buôn thuốc thấy lợi thì ra sức thu mua cho khách hàng, dẫn đến tình trạng các nguồn zenes quý cây dược liệu bị cạn kiệt, bức tử, hay không còn nguồn giống nữa.

Vì vậy, ngành dược cần có chính sách khuyến khích, tuyên truyền để  người dân tự nguyện tự giác bảo tồn, gìn giữ giống cây thuốc quý; Cần có chế tài phạt nặng người thu mua, buôn bán kinh doanh cây thuốc quý theo kiểu triệt hạ, thu mua từ cây con, rễ, hoa, quả, lá. Cơ quan an ninh nên tham gia cùng địa phương bảo vệ nguồn zenes này.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG BẰNG NAM DƯỢC

Nam Y nên có giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động theo tinh thần “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt” của Thiền sư – Thần Y Tuệ Tĩnh đã dạy. Chúng ta có thói quen có bệnh mới khám, bị nặng mới chữa, thành ra vừa lâu khỏi, vừa tốn kém, ảnh hưởng đến sức khỏe, túi tiền và sức lao động của xã hội, gây ra đau đớn, tốn kém, phiền não. Thay bằng thói quen cũ, chúng nên chuyển hóa tư duy, theo dõi sức khỏe định kỳ bằng Nam Y - chăm sóc sức khỏe chủ động. Nhiều người trong chúng ta hiện nay đang dùng thuốc Tây. Tuy nhiên, con người chỉ hợp nhất là thuốc dược liệu tự nhiên, thổ nhưỡng nơi mình ở. Ít dùng thuốc Tây hoặc thuốc Bắc sẽ tốt hơn.

SỐ HÓA CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẰNG NAM DƯỢC - SỔ HÓA SỔ KHÁM CHỮA BỆNH NAM DƯỢC

Sổ khám chữa bệnh điện tử thuốc Nam lâu dài nên được xác lập và số hóa qua 4 giai đoạn của cuộc đời: Sinh – Già - Bệnh - Chết. Với Sinh thì cần dùng phép Dưỡng - Già thì cần phép Bổ - Bệnh thì cần phép Tả - Chết thì cần phép Siêu; rất khoa học, thực tế, hợp tự nhiên cho một kiếp người.

Lâu nay chúng ta chỉ thấy có bệnh thì chữa, nhưng giai đoạn nào cần dưỡng, cần bổ, cần tả, cần siêu thì mấy ai chú ý. Giải pháp này sẽ rất toàn diện, đầy đủ, vi diệu để nâng cao sức khỏe cho con người lúc sống. Với người sắp chết, có phép cầu siêu độ. Người được siêu phải có mặt mày tươi tắn như đang ngủ, chân tay mềm mại, đỉnh đầu ấm, nơi nằm có trường khí nhẹ nhàng, thanh tịnh. Người chết không có các biểu hiện này thì chưa siêu.

SỔ HÓA BỆNH HỌC THEO NAM Y

Chúng ta thấy có hàng ngàn bệnh, hàng ngàn cây thuốc, vị thuốc, huyệt vị ... người mới vào nghề như lạc vào rừng rậm, thì làm sao người dân bình thường có thể theo học được. Nam Y cần số hóa bệnh học, bài thuốc để mọi người dễ nhớ, dễ nhận biết thành nhóm.  Ví dụ: Về bệnh ta có hàng trăm bệnh, nhưng chỉ nên gom lại 10 nhóm: nhóm 1 thuộc bệnh Gan, Mật. Nhóm 2 thuộc Tim, Tâm bào. Nhóm 3 thuộc Lá lách, Dạ dày. Nhóm 4 thuộc Phổi, Đại tràng. Nhóm 5 thuộc Thận, Bàng quang. Nhóm 6 thuộc Người cao tuổi. Nhóm 7 thuộc phụ nữ. Nhóm 8 thuộc trẻ em. Nhóm 9 thuộc vô sinh. Nhóm 10 thuộc thú cắn, nhiễm độc.

Như thế, từ chỗ hàng 1000 bệnh, nhóm lại 10 con số rất dễ nhớ, dễ nhận, dễ học. Từ 10 con số này, ta có thể triển khai ra biết được hàng trăm, hàng ngàn bệnh trên con người. Ví dụ Nhóm 1, ta có thể số hóa từ 1,1 đến 1.99 các bệnh về gan, mật, da, mắt, gân ... Nhón 2 từ 2.1 đến 2.99 ta biết các bệnh về tim, tâm bào, ruột non, hở van, hẹp van, mỡ máu …. đến nhóm 10 về thú độc cắn cũng như vậy.

SỔ HÓA NHÓM CÂY DƯỢC LIỆU THEO BỆNH  

Nhìn vào mục lục cuốn sách những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam của Giáo sư TS Đỗ Tất Lợi, chúng ta đã thấy hoa mắt về danh mục cây thuốc, số loại, số trang trên cuốn sách này, rất khó nhớ. Nhưng nếu ta trình bày hàng ngàn cây thuốc ấy thành 10 nhóm thì mọi việc từ phức tạp sẽ trở nên đơn giản, dễ nhớ hơn. Ta có thể nên chia ra 10 nhóm cây dược liệu lớn: Nhóm số 1. Cây chữa Gan Mật. Số 2 cây chữa Tim, Ruột non. Số 3 cây chữa Lá lách, Dạ dày. Số 4 cây chữa Phổi, Đại tràng. Số 5 cây chữa Thận, Bàng quang. Số 6 cây chữa bệnh Người cao tuổi. Số 7 cây chữa bệnh Phụ nữ. Số 8 cây chữa bệnh Trẻ em. Số 9 cây chữa bệnh Vô sinh. Số 10 cây chữa bệnh Thú độc cắn, nhiễm độc. Tuy nhiên, một cây có thể chữa nhiều bệnh, ta thấy công năng mạnh ở đâu, có thể cho vào số ấy. Mười nhóm cây phân theo bệnh rất có lợi cho các bác sỹ, bệnh nhân, công tác giảng dạy, học tập, thống kê, nghiên cứu khoa học được tiện lợi hơn rất nhiều. Hàng ngàn căn bệnh cụ thể nay nhóm lại chỉ còn trong mười đầu ngón tay.

Việc áp dụng công nghệ số hóa sẽ giúp phát triển cây dược liệu, khám, chuẩn đoán, ra bài thuốc khoa học chính xác, nhanh chóng, lợi lạc hơn nhiều.

SẢN XUẤT THUỐC THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Sản xuất thuốc Nam theo hướng tự nhiên như sử dụng giun làm tơi xốp đất, dùng cây có khả năng cố định đạm tự nhiên như họ đậu, lạc làm tăng chất hữu cơ trong đất thay việc dùng phân bón hóa học. Dùng cây khắc tinh với sâu như Trùm ngây, ớt, tỏi, hành tăm, húng quế, lá đu đủ, lá cà chua, lá cây thuốc lá, động vật ong mắt đỏ… Để có độ an toàn và nâng cao chất lượng thuốc, thay thuốc trừ sâu C6H6Cl6, Diptrex … có nhiều hóa chất độc hại…

CHẾ BIẾN DƯỢC LIỆU CÓ TÍNH KHOA HỌC

Chế biến thuốc Nam cần theo hướng thân thiện với môi trường, đảm bảo tỷ lệ dược tính cao nhất. Không dùng chất hóa học trong bảo quản thuốc. Thay việc nấu cao bằng đun sôi nhiệt độ cao, có thể nên bổ xung bằng công nghệ hút lạnh chân không để đảm bảo dược tính không bị mất hay thay đổi tính chất. 

THUỐC NAM VỚI ĐẠI DỊCH

Thuốc Nam có năng lực phòng ngừa đại dịch hạch, đậu mùa, dịch tả, dịch cúm Tây Ban Nha, cúm A/H5N1, HIV/AIDS. Nhất là vừa qua chúng ta được chứng kiến thuốc Nam chữa Covid-19 từ cuối năm 2019 đến 2022. Với dịch cúm covid-19, ta có các cây thuốc như cây xuyên tâm liên, cây húng chanh, húng quế, cây trùm ngây, cây đu đủ, cây tỏi, cây sả, cây gừng, cây tía tô, cây dừa vv… Còn các dịch khác như dịch hạch, đậu mùa, cúm A/H5N1 … thì dùng thuốc gì, có giải pháp gì cần có sự chuẩn bị bài bản, chủ động, tránh tình trạng như đi trong đường hầm không có lối thoát, bệnh viện vỡ trận, nhà xác quá tải vv… Cần có tầm nhìn dài hạn theo quy luật 100 năm một chu kỳ (2018 - 2119) để chủ động trồng các cây thuốc kháng bệnh trước các đại dịch có thể xảy ra như Cây hoa anh đào, cây thông vv… Không để thụ động trước đại dịch cũng như thiếu nguồn cây dược liệu chống dịch. Các bài học kinh nghiệm trong đại dịch, các nhà khoa học, thầy thuốc, ngành dược liệu có thể cùng nhau tổng kết, rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu, cả thắng lợi hay thất bại để truyền lại cho thế hệ sau sẽ tiêu bớt đi xương máu, tính mạng, mất mát đau thương cho cháu chắt.

VIII. XUẤT KHẢU THUỐC NAM CHẤT LƯỢNG CAO

Xuất khẩu thuốc Nam hiện nay chưa phải là thế mạnh của Việt Nam. Công tác quy hoạch dài hạn để xác định lợi thế cạnh tranh, cây dược liệu cạnh tranh, mặt hàng thuốc cạnh tranh cho từng vùng để có thể sản xuất lớn đồng thời với thị trường tiêu thụ lớn được xác lập cân đối, nhịp nhàng. Trước mắt, từng bước, ta cần có quy hoạch, sản xuất, chế biến thuốc Nam theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể xuất khẩu hàng hóa thuốc Nam ra nước ngoài với tỷ trọng cao dần, trong thu nhập GDP của nền kinh tế quốc dân.

Dược liệu là một thành tố quan trọng giúp bảo về sức khỏe bền vững. Từ những lợi thế địa lý khí hậu, đất đai, con người so với các nước trên thế giới, chúng ta có thể tập trung xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây dược liệu, sản xuất chế biến theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe chủ động cho cộng đồng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đây là một giải pháp đột phá để nâng cao mức sống nhân dân cũng như vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong nền kinh tế - xã hội toàn cầu.

Những thầy thuốc Nam dược, nhà đầu tư, nhà máy chế biến dược liệu, người yêu quý sử dụng thuốc Nam, các bạn trẻ, có vai trò nòng cốt cho động lực phát triển nhanh và bền vững ngành dược liệu. Chúng ta cũng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết, tham gia hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở cả trong nước và nước ngoài. Để trở thành Trung tâm dược liệu thế giới, nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đặc biệt, giáo dục kiến thức Nam y, xã hội

hóa Nam Y từ cấp học phổ thông, trung học, đại học chuyên nghiệp, học nghề; tổ dân phố, xóm, công ty xí nghiệp. Nguồn lao động được Nam dược hóa, chuyên nghiệp hóa sẽ tạo ra trí tuệ, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất hùng mạnh, hài hòa để phát triển bền vững,  giữa sản xuất và bảo tồn, giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

Lương Y Vũ Hồng Khanh - Ủy viên BCH TW Hội

comment Bình luận

largeer