Phát triển, định hướng cây thuốc và bài thuốc Nam
Một số định hướng phát triển và giải pháp sau:
- Đẩy mạnh ngành công nghiệp dược trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn và miền núi, đồng thời bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao dân trí tạo nên hình ảnh Việt Nam - một cường quốc về dược liệu, khỏe mạnh, giàu có.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực cần chú ý tới thời lượng đào tạo về sử dụng, nhận biết cây thuốc Nam và bài thuốc Nam trong khám chữa bệnh. Các thầy thuốc YHCT có ý thức sử dụng thuốc Nam và các chế phẩm từ thuốc Nam vào điều trị trước khi sử dụng các vị thuốc nhập ngoại (thuốc Bắc).
- Công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) cần ưu tiên các đề tài có tính mới sử dụng thuốc Nam trong điều trị. Cần thiết phải tổ chức đấu thầu, đặt hàng nghiên cứu để nâng cao giá trị của cây thuốc, bài thuôc Nam (nghiên cứu về Cà gai leo trong điều trị các bệnh về gan, kháng vius viêm gan B đã nâng giá trị của cây thuốc này lên tầm mới). Cần có các nghiên cứu sâu về nhận diện cây thuốc nam để định hướng cho việc điều trị, nuôi trồng loài cây có dược tính mạnh trong chữa bệnh, có nguồn gốc để đảm bảo tính an toàn trong sử dụng.
(Ảnh minh họa)
- Công tác Bảo tồn nguồn gen cây thuốc cần được chú ý cả trong các vườn bảo tồn của Nhà nước (tồn trữ các nguồn gen để phục vụ nhu cầu ngiên cứu, sản xuất) và ngoài tự nhiên, người khai thác có ý thức khai thác khoa học, tránh tận thu làm mất nguồn tái sinh, mất giống cây thuốc.
- Công tác nuôi trồng cần hỗ trợ người trồng để có các vùng nguyên liệu chiến lược cho nhu cầu khám chữa bệnh và sản xuất công nghiệp (như vùng sản xuất Cúc hoa ở Văn Giang - Hưng Yên đang bị thu hẹp), cung cấp và hướng dẫn cho người dân giống chuẩn từ các doanh nghiệp có uy tín, có cam kết về chất lương giống hoặc các doanh nghiệp đặt hàng sản xuất để có đầu ra ổn định. Đưa tiêu chuẩn GACP “Good Agricultural and Collection Practices” hay còn gọi là “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái” trong phát triển dược liệu vào sản xuất.
- Công tác truyền thông cho người dân đặc biệt là việc không khai thác cạn kiệt, bán dược liệu xuất qua biên giới. Nhà nước cần ban hành danh mục các dược liệu cấm xuất để các lực lượng chức năng có cơ sở quản lý. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm du lịch tuyên truyền các hình ảnh (tiêu bản, cây thuốc mẫu) để người dân biết về gia trị cây thuốc, góp phần cho công tác bảo tồn, sử dụng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu... Hạn chế quảng cáo quá mức trên các kênh truyền hình gây mất niềm tin và làm tốn tiền bạc cho người dân.
- Cơ chế chính sách về lưu hành thuốc thành phẩm YHCT, thuốc từ dược liệu; công tác NCKH, đào tạo... cần ưu tiên cho phát triển YHCT đặc biệt cần mềm dẻo phục vụ các nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, không làm mất thời cơ vì quy trình nghiêm ngặt (thuốc nam vốn có tính an toàn).
TTƯT. Phạm Tự Do
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm