Phát triển mạnh mẽ kinh tế dược liệu ở vùng dân tộc thiểu số

Những xu hướng tiêu dùng mới mở ra những cơ hội mới, thúc đẩy thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực dược liệu. Sau đại dịch toàn cầu, không có gì đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sức khỏe, càng thúc đẩy xu hướng “Trở về với thiên nhiên”. Những điều này mang lại những cơ hội tuyệt vời cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân làm từ nguyên liệu tự nhiên.
16/11/2023 22:06

Trong bối cảnh sản xuất trong nước mới đáp ứng được 25% nhu cầu nguyên vật liệu của thị trường, dư địa phát triển ở thị trường nội địa còn rất lớn, chưa kể đến thị trường xuất khẩu. Tiềm năng to lớn cho một danh mục sản phẩm đa dạng là hiện hữu.

Ngoài việc được sử dụng trong sản xuất thuốc, cây dược liệu còn được sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân như thực phẩm chức năng và nước giải khát, chăm sóc răng miệng, chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể, mỹ phẩm trang điểm cũng như công nghiệp thực phẩm. Các dòng sản phẩm này không bị quản lý chặt chẽ như thuốc, không đòi hỏi hàm lượng hoạt chất cao mà vẫn mang lại lợi ích cho sức khỏe và đáp ứng được xu hướng của người tiêu dùng.

c1

(Ảnh minh họa)

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình) là giải pháp quan trọng để thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tại giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025, sẽ tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện, của 21 tỉnh với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao.

Cụ thể, các huyện triển khai thực hiện dự án phải có xã đặc biệt khó khăn; Là huyện vùng dân tộc thiểu số và miền núi có ít nhất 50% tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số; Có tiềm năng phát triển các loại dược liệu quý có giá trị y tế và kinh tế cao. Đối với các dự án có đề xuất triển khai trồng, phát triển Sâm Việt Nam cần có độ cao từ 1.000 mét trở lên so với mực nước biển.

Dựa trên các tiêu chí này, những nơi thực hiện dự án liên quan đến phát triển dược liệu gồm:

- Vùng 1 - Miền núi phía Bắc có 2 Trung tâm giống (Hà Giang, Yên Bái) và 10 vùng trồng dược liệu quý: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang;

- Vùng 2 - Miền Trung và Duyên hải Nam Trung Bộ có 1 Trung tâm giống (Quảng Nam) và 04 vùng trồng dược liệu quý: Nghệ An, Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận;

- Vùng 3 - Tây Nguyên có 1 Trung tâm giống (Kon Tum) và 03 vùng trồng dược liệu quý: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

- Vùng 4 - Đông Nam Bộ có 1 vùng trồng dược liệu quý (Trà Vinh).

Các dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý sẽ thực hiện theo 2 hình thức gồm: 

- Chuỗi liên kết 4 nhà là: Nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) - Doanh nghiệp - Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà bank (trong đó doanh nghiệp là trung tâm của chuỗi liên kết).

- Chuỗi giá trị: Bảo tồn nguồn gen - nhân giống - trồng trọt - chế biến, sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

Công Sơn

comment Bình luận

largeer