Phòng chống ung thư cổ tử cung (Kỳ 7)

Kính thưa quý độc giả, để tổng quát kiến thức và phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung, ban biên tập trân trọng gửi đến quý vị loạt bài viết chuyên sâu của các chuyên gia đến từ Bệnh viện quốc tế DNA – TP. Hồ Chí Minh. Trong số này, BTT kính mời quý vị theo dõi tiếp kỳ 7 của Series bài viết!
30/06/2023 19:35

 Kỳ 7: HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Xem thêm:

Kỳ 1 – Ung thư cổ tử cung nguy hiểm và phổ biến ở phụ nữ

Kỳ 2 – Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Kỳ 3 – Mọi phụ nữ đều có nguy cơ ung thư cổ tử cung

Kỳ 4 – Ung thư cổ tử cung có thể lây lan qua đường tình dục

Kỳ 5 – Các quan điểm sai lầm về ung thư cổ tử cung

Kỳ 6 - Có thể phòng chống ung thư cổ tử cung được không ?

Hiện nay, như chúng ta đã biết có thể phòng chống ung thư cổ tử cung theo một trong hai cách sau, hoặc cả hai:

Phòng chống viêm nhiễm từ đầu hoặc/và phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung để điều trị.

  • Phương pháp đầu tiên được gọi là dự phòng cấp 1 và chủ yếu là tiêm vắc-xin ngừa HPV gấy ung thư cổ tử cung.
  • Phương pháp thứ hai là dự phòng cấp 2 được tiến hành thông qua khám tầm soát và điều trị các tổn thương tiền ung thư.

Ngoài ra, để phòng chống ung thư cổ tử cung hiệu quả, các nhà khoa học đang nghiên cứu và đưa vào áp dụng phương pháp mới có tên gọi là Liệu pháp miễn dịch mà đại diện là liệu pháp tế bào diệt tự nhiên (NK: Natural Killer).

Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày phương pháp này để các bạn tham khảo như một lựa chọn trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu của mình nhé.

Vai trò của hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là thành phần quan trọng để giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, chống chọi lại với bệnh tật. Hệ miễn dịch được sinh ra nhằm mục đích bảo vệ cơ thể con người khỏi những tác nhân gây bệnh ngoại lai như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và thậm chí là các tác nhân nội sinh như những tế bào bị hư hỏng, tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch được chia làm hai phần đó là:

- Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được.

- Hệ miễn dịch thu được là hệ miễn dịch có sự “học hỏi” do cơ thể chúng ta tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường, như trường hợp tế bào T.

- Hệ miễn dịch tự nhiên là hệ miễn dịch tự bản thân chúng ta khi sinh ra đã có, không cần được đào tạo.

Một trong những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch tự nhiên đó là tế bào tiêu diệt tự nhiên, hay còn gọi là tế bào NK (Natural Killer).

Hệ miễn dịch bao gồm các thành phần tế bào và các thành phần phân tử của hệ thống miễn dịch chúng hoạt động cùng nhau để tiêu diệt các kháng nguyên (mầm bệnh).

Tế bào giết tự nhiên (natural killer cell-NK) được phát hiện đầu tiên vào giữa năm 1970, là một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào Lympho (bao gồm: tế bào B, tế bào T, tế bào NK), đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể.

Tế bào NK (Natural killer) phát triển ở tủy xương từ tế bào tiền thân dòng lympho, sau giai đoạn phát triển tế bào NK phân bố ở hầu hết các tổ chức lympho và không phải lympho như: tủy xương, hạch lympho, lách, máu ngoại vi, phổi và gan. Chúng chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng số tế bào lympho lưu hành trong máu.

1

Trong cơ thể người, tế bào miễn dịch NK xuất hiện ở máu ngoại vi với tỷ lệ 5-15% tổng số tế bào Lympho, ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong lá lách, gan, phổi, tủy xương, các hạch bạch huyết và cổ tử cung.

Các tế bào NK nhận diện các tế bào của cơ thể đã bị biến đổi do nhiễm vi sinh vật hoặc do chuyển dạng thành tế bào ung thư.

Giống như mọi tế bào khác trong cơ thể, NK số lượng cũng giảm dần theo tuổi tác. Vì vậy, nếu con người tìm ra nguồn bổ sung tế bào NK tự nhiên, giữ cho chúng hoạt động trong suốt cuộc đời mình thì việc phòng ngừa, điều trị các bệnh nhiễm siêu vi sẽ có kết quả tích cực hơn.

Liệu pháp miễn dịch tự thân

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân được áp dụng thành công lần đầu tiên tại Nhật Bản, hiện đã có trên 10 nước áp dụng, có mặt tại nhiều bệnh viện lớn tại Việt Nam. Theo đó, các bác sĩ sẽ tách lọc tế bào T, NK từ người bệnh, nuôi cấy tăng sinh trong phòng thí nghiệm rồi truyền lại cơ thể bệnh nhân, nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của tế bào NK trong việc ngăn chặn, tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, trong đó có vi-rút HPV, và tế bào ung thư giúp cơ thể tránh được mầm bệnh. Ngày nay, việc sử dụng tế bào NK trong liệu pháp miễn dịch tự thân ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc...

3

Quy trình điều trị

Hong Zhao, và Jie-Xin Zhang Khoa Xét nghiệm Y học, Bệnh viện Đại học Y khoa Nam Kinh, Nam Kinh 210029, Trung Quốc trong công trình nghiên cứu mang tên: “Tế bào diệt tự nhiên (NK): biện pháp bảo vệ đầu tiên chống lại sự lây nhiễm sớm của vi rút sinh bệnh u nhú ở người (HPV)” đã kết luận: Các nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào NK, với vai trò là ngăn chính của hệ thống miễn dịch tự nhiên, có hiệu quả phi thường đối với các chủng vi-rút (chẳng hạn như vi-rút herpes, HPV…). Tế bào NK là rào cản sinh học. Khi gặp các tế bào khỏe mạnh, chúng ở trạng thái nghỉ; khi các tế bào nguy hiểm với biểu hiện bất thường, chúng sẽ ngay lập tức xác định và loại bỏ các tế bào biến đổi bị nhiễm vi-rút thông qua cơ chế gây độc tế bào.

Và như vậy, với các nghiên cứu về Liệu pháp miễn dịch, các nhà khoa học đã và đang cống hiến cho chúng ta thêm một vũ khí phòng chống ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung bằng cách vô hiệu hóa vi rút HPV trong cơ thể.

Để được tư vấn sâu hơn trong lĩnh vực này, các bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Quốc tế DNA để được giải đáp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Simonetta F, Pradier A, Roosnek E. T-bet and eomesodermin in NK cell development, maturation, and function. Front Immunol (2016) 7:241. doi:10.3389/fimmu.2016.00241.
  • Zhang Y, Huang B. The development and diversity of ILCs, NK cells and their relevance in health and diseases. Adv Exp Med Biol (2017) 1024:225–44. doi:10.1007/978-981-10-5987-2_11.
  • Goh W, Huntington ND. Regulation of murine natural killer cell development. Front Immunol (2017) 8:130. doi:10.3389/fimmu.2017.00130
  • Marcenaro E, Notarangelo LD, Orange JS, Vivier E. Editorial: NK cell subsets in health and disease: new developments. Front Immunol (2017) 8:1363.doi:10.3389/fimmu.2017.01363. . . .

(Còn tiếp…)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bệnh viện Quốc tế DNA

Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, P5, Q5, Tp.HCM

Hotline: 1900 2840

Email: [email protected]

Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna.vn

                                                

 

comment Bình luận

largeer