Phương pháp mới chẩn đoán bệnh gút bằng nước mắt  

Phương pháp mới chẩn đoán bệnh gút bằng nước mắt được các nhà nghiên cứu Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) mới công bố. Theo đó, phương pháp này có khả năng đo nồng độ axit uric trong máu thông qua nước mắt vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
02/02/2018 08:00

Phương pháp mới chẩn đoán bệnh gút bằng nước mắt 

Gút được xem là một căn hiện đại mà rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là nam giới trung niên. Gút chính là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp do lắng đọng urat trong các mô khiến cho lượng axit uric trong máu tăng cao. Khi hàm lượng axit uric tăng vượt quá tiêu chuẩn thì gây bệnh gút.

Việc các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tìm ra phương pháp đo nồng độ axit uric trong máu bằng nước mắt giúp rút ngắn thời gian xét nghiệm, chẩn đoán bệnh bằng phương pháp cũ. 

Giáo sư Ki-Hun Jeong (Khoa kỹ thuật sinh học và não, viện hàn lâm khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc) - một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Dựa vào kết quả nghiên cứu này, dải chẩn đoán của chúng tôi sẽ cho phép phân tích các phân tử sinh học nhanh với chi phí thấp mà không cần có chỉ số bổ sung bằng cách sử dụng nước mắt”.

Phuong phap moi chan doan benh gut bang nuoc mat  

Phương pháp mới chẩn đoán bệnh gút bằng nước mắt được xem là một bước đột phá cho nên y học hiện đại

Theo các chuyên gia, kỹ thuật chẩn đoán bệnh gút hiện nay thường xác định nồng độ uric thông qua mẫu máu hoặc quan sát tinh thể urat trong dịch khớp dưới kính hiển vi. Các phương pháp hiện tại là xâm lấn và thường rất mất thời gian cho cả bác sĩ và người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh gút bằng nước mắt có khả năng khắc phục mọi hạn chế của phương án cũ. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Ki-Hun Jeong đã lưu giữ vàng nano với tính chất nanoplasmonics trên bề mặt giấy (có thể dễ dàng lấy nước mắt) để xác định nồng độ axit uric.

Mặt khác, nhóm nghiên cứu này đã ghép quang phổ Raman tăng cường bề mặt trên các dải chẩn đoán giấy nhằm đo nồng độ axit uric trong nước mắt mà không cần có chỉ số bổ sung. Nồng độ đo được trong mắt có thể được so sánh với nồng độ axit uric trong máu để chẩn đoán bệnh gút.

comment Bình luận

largeer