Quảng Ninh: Điều trị cho 5 ca sốt phát ban nghi sởi, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi và người chưa tiêm phòng
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do virus sởi gây nên. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do hít phải dịch tiết mũi họng của người bị nhiễm bệnh khi ho, nói chuyện hoặc hắt hơi bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật, chất tiết đường mũi họng của người bệnh. Các khu vực đông người như khu dân cư, trường học, nhà trẻ… là những nơi thường có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn. Từ đó, bệnh sởi có thể nhanh chóng phát triển thành dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của cả người lớn và trẻ em.
Khi xâm nhập vào cơ thể người bị nhiễm, virus sởi sẽ phát triển bằng cách nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết gần đó. Sau đó chúng đi vào máu và bắt đầu ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7-21 ngày trung bình 10 ngày. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau phát ban.

Bác sĩ thăm khám cho một trẻ mắc sởi (Ảnh: VTV)
Bác sĩ Bùi Thị Nhung, Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: "Triệu chứng của bệnh sởi rất điển hình và dễ nhận biết. Giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ có biểu hiện sốt cao. Sau sốt là các biểu hiện của viêm long bao gồm viêm long niêm mạc mũi (bệnh nhân có thể bị ho, hắt hơi, chảy mũi, sổ mũi); viêm long mắt (sung huyết kết mạc ở mắt, có gỉ mắt, sưng nề mi mắt…). Tiếp đó là biểu hiện phát ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, mọc thường theo trình tự ở đầu mặt cổ, lan dần xuống ngực bụng, chân, trong khi ban mọc sốt sẽ lui dần, khi ban mọc đến chân người bệnh sẽ hết sốt (nếu không có bội nhiễm kèm theo). Sau 7 đến 10 ngày, ban biến mất để lại những vết thâm trên da, thường gọi là "vằn da hổ".
Đáng chú ý, bệnh nhân mắc sởi nhập viện điều trị hiện tại có biến chứng của sởi với triệu chứng viêm phổi (tổn thương phổi, ran nổ, ran ẩm), chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi và người trưởng thành chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng bệnh.
Theo các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh sởi thời điểm hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị sởi chủ yếu là kiểm soát triệu chứng bệnh, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn. Người mắc bệnh sởi nên đi khám, chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc tại nhà.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Tỷ lệ bảo vệ của vaccine sởi rất cao, lên tới 95% - 98% sau khi tiêm đủ 2 liều. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh sởi do sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Do đó, cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine phòng sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi nên đến trạm y tế của xã, phường hoặc điểm tiêm chủng dịch vụ để tiêm vaccine phòng sởi.
Bên cạnh đó, người dân cần chủ động các biện pháp phòng ngừa như:
Bệnh nhân mắc sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng; sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Khi có các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh sởi như: Sốt, ho khan, sổ mũi, viêm họng, viêm kết mạc; xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên nền đỏ trên niêm mạc bên trong má; phát ban thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Theo VTV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm