Quế rành điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp và chán ăn
Vài nét về cây quế rành
Cây quế rành (trèn trèn, trèn trèn trắng) có tên khoa học là Cinnamomum burmannii, là cây gỗ có thể cao đến 11m. Thân cây thẳng bóng và có vỏ màu xám. Lá cây có hình bầu dục dài, xanh đậm cả hai mặt và không có lông.
Ở nước ta, loài quế này mọc nhiều tại Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Công dụng làm thuốc của vỏ cây quế rành
Theo kinh nghiệm dân gian thì vỏ thân của cây quế rành cho dược tính tốt hơn vỏ cành và có vị cay ngọt, tính ấm (mùi thơm của vỏ tùy nơi cây sinh sống).

Quế rành điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp và chán ăn. Ảnh: Caythuoc.org
Về giá trị làm thuốc, ta có thể kể đến một số công dụng phổ biến như:
- Khư phong tán hàn.
- Giảm đau.
- Điều trị đau dạ dày do hư hàn.
- Điều trị tiêu chảy, chán ăn.
- Điều trị phong thấp, đau nhức lưng và xương khớp.
Cách dùng: Mỗi ngày, nấu lấy nước uống từ 6 – 10g vỏ cây (hoặc lấy từ 1,5 – 3g bột, hòa với nước uống). Bên cạnh đó, với trường hợp phong thấp đau nhức khớp mạn tính thì ta nên dùng bài thuốc kết hợp sau: 6g vỏ quế rành và 30g rễ cây vú bò, nấu lấy nước uống.
Dùng ngoài da: Vỏ cây còn được dùng ngoài da trong trường hợp mụn nhọt sưng lở và bầm tím sưng đau do đòn ngã (bằng cách giã nát rồi hòa với chút rượu cho ướt, thoa lên da).
Các nghiên cứu về cây quế rành
Không chỉ được ứng dụng trong y học cổ truyền, cây quế rành còn được quan tâm nhiều trong y học hiện đại khi nó cho thấy tiềm năng làm thuốc với các hoạt tính như:
- Hoạt tính kháng khuẩn: Theo Tạp chí Journal of Agricuture and Food Chemistry, chiết xuất quế rành có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại 5 loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thông qua thực phẩm là Bacillus cereus, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Salmonella anatum.
- Tác dụng kiểm soát đường huyết: Theo tạp chí Tropical Journal of Pharmaceutical Research, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất quế rành có chứa hoạt chất giúp cải thiện bệnh tiểu đường và cho thấy tiềm năng quản lý các biến chứng tiểu đường của nó. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất nước từ vỏ cây quế rành có tác dụng chống oxy hóa và có tiềm năng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường (theo Tạp chí Biocatalysis and Agricultural Biotechnology).
- Tác dụng bảo vệ dạ dày: Theo tạp chí Journal of Experimental Pharmacology, kết quả nghiên cứu trên chuột Wista cho thấy trong quế rành có chứa hoạt chất giúp chống loét dạ dày (làm nhỏ vết loét) và bảo vệ dạ dày.
- Tác dụng hạ sốt: Theo Tạp chí Althea Medical Journal, chiết xuất quế rành có tác dụng hạ sốt trên mô hình chuột thí nghiệm (trong 30 phút đầu tiên).
- Tác dụng chống viêm: Theo Tạp chí Enviromental Science and Pollution Research, chiết xuất quế rành có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm đối với tổn thương gan.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am