Quy tắc 4 người, 2 thời điểm mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn vải

Nếu mẹ không để ý những nguyên tắc ăn vải dưới đây, trẻ có thể bị say, ngất lịm do hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
03/06/2018 09:18

Trẻ bất tỉnh do ăn vải lúc đói

Cac me ghi nho quy tac �S4 nguoi, 2 thoi diem� can tranh khi cho tre an vai

 Nhiều trẻ em Ấn Độ phải nhập viện vì ăn vải

Theo thông tin trên Eva.vn, mới đây Bệnh viện Bảo An ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã tiếp nhận một bệnh nhân là cậu bé 7 tuổi bị ngất xỉu sau khi ăn vải.

Sau khi trở về nhà vì đói bụng, cậu bé đã ăn liền 20 quả vải. Tuy nhiên sau khi ăn xong, cậu bé đột nhiên sùi bọt mép, mồ hôi chảy ra ướt đẫm và ngất xỉu. Ngay lập tức, gia đình đã đưa em tới bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị hạ đường huyết cấp tính do ăn vải. May mắn khi gia đình đã đưa em tới bệnh viện kịp thời nên không gây nguy hiểm tới tính mạng.

Đây không phải trường hợp đầu tiên trên thế giới phải nhập viện do ăn vải. Theo Vietnammoi, ở các bệnh viện ở Ấn Độ cách đây 22 năm cũng xảy ra những trường hợp như vậy. Trẻ nhập viện vào buổi sáng, trong khi cha mẹ cho biết, chúng vẫn chơi đùa vui vẻ, bỏ bữa tối, đến sáng thì co giật toàn thân, rối loạn thị giác và rơi vào tình trạng hôn mê. Khi nhập viện, các bác sĩ dù hết lòng cứu chữa vẫn chỉ cứu được nửa số bệnh nhi.

Các bác sĩ ở Ấn Độ sau khi tìm hiểu những trường hợp ngộ độc tương tự đã phát hiện ra rằng, trẻ bị “viêm não” là do ăn quả vải ương, sau một đêm bỏ bữa tối dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê bất tỉnh. Thủ phạm chính là chất Hypoglycin trong quả vải ương gây ức chế quy trình chuyển đường dự trữ trong gan, trong mỡ thành đường trong máu khiến đường huyết bị giảm do mất cân bằng.

Hậu quả là trẻ bị hạ đường huyết ở mức rất thấp, gây tổn thương lớn đến hệ thần kinh mà thường có biểu hiện giống như viêm màng não do siêu vi hay viêm não Nhật Bản B.

Tại sao vải lại nguy hiểm với trẻ nhỏ như vậy?

Cac me ghi nho quy tac �S4 nguoi, 2 thoi diem� can tranh khi cho tre an vai

 Ăn nhiều vải có thể gây hạ đường huyết

Trong quả vải có hàm lượng đường cao, giàu axit hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2,... Vì vậy, loại quả này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, quả vải còn chứa nhiều đường glucoza, nếu trẻ con ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đường huyết thấp. Nhẹ thì cơ thể khó chịu, đau đầu, buồn ngủ, mất sức, đi ngoài, mặt nhợt nhạt; nặng thì hôn mê, tính tình không ổn định, huyết áp giảm thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ nhỏ không thể tiêu hóa được một lượng vải lớn trong khoảng thời gian ngắn, khi cơ thể không thể chuyển hóa vải thành ba loại trên sẽ chuyển thành đường glucozơ hấp thu.

Do đó, lượng gulucogen trong máu tăng cao nhưng không thể thải ra ngoài cơ thể sẽ dẫn đến nồng độ glucozơ trong máu hạ thấp. Xuất hiện tình trạng hạ đường huyết và trao đổi chất bị ảnh hưởng.

4 nhóm người nên hạn chế ăn vải

Cac me ghi nho quy tac �S4 nguoi, 2 thoi diem� can tranh khi cho tre an vai

 Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều vải

Trên thực tế không phải chỉ có trẻ em ăn nhiều vải mới nguy hiểm, những đối tượng dưới đây cũng nên hạn chế ăn vải.

  • Người bị tiểu đường: Do vải có chứa hàm lượng đường cao nên nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra đường trong máu cao. Nếu nồng độ đường trong máu cao thì sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa glucose. Vì thế những người bị tiểu đường không nên ăn nhiều.
  • Người đang bị bệnh tích nhiệt, nóng trong: Quả vải có tính nóng nên có thể khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng.
  • Ngoài ra, những người đau họng, sưng nướu, chảy máu mũi, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy cũng cần hạn chế ăn vải.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn 100-200 gram vì nếu ăn nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt, khó sinh, tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh và nhiễm trùng.
  • Trẻ em: Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn vải do hệ tiêu hóa còn kém. Ăn nhiều vải có thể khiến các bé bị bệnh.

2 thời điểm không nên ăn vải

Ăn khi bụng rỗng: Vải tươi có chứa nhiều đường, khi bụng rỗng nếu ăn vải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày, đầy hơi. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều vải trong thời gian ngắn sẽ gây ra hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”: Trong một vài ngày trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng tinh thần do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn vải ?

  • Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).
  • Khi cho trẻ con ăn, không được ăn quá năm quả; không nên ăn mỗi vải mà trước đó nên ăn cơm để tránh tình trạng hạ đường huyết.
  • Với những loại quả có hạt dễ bị trôi, trơn nhưng quả vải, các mẹ nên tách sẵn cùi và hạt vải để trẻ có thể ăn dễ dàng hơn và tránh trường hợp trẻ nuốt luôn hạt khi ăn.
  • Có thể uống ít nước muối, trà lạnh, canh đậu xanh trước hoặc sau khi ăn vải, cũng có thể ngâm vải trong nước muối nhạt hoặc cho vào tủ lạnh đông cứng mới ăn, như vậy có thể tránh chứng “hư hỏa”.
  • Khi trẻ có những triệu chứng như đói, không có sức, đau đầu… cần cho uống nước đường để giảm nhẹ triệu chứng.
  • Màu sắc lưỡi cảnh báo tình trạng sức khoẻ của bé
  • Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú?
comment Bình luận

largeer