Rối loạn tiền đình: Người mắc nên làm gì?

Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là với người cao tuổi, người trung niên và phụ nữ tiền mãn kinh.
By PH/Sức Khỏe Cộng Đồng
22/07/2020 14:57

Tuy vậy, với nhịp sống ngày nay rối loạn tiền đình lại đang có xu hướng tấn công mạnh mẽ vào nhóm người đang trong độ tuổi làm việc. 

tien thong an 2

Nhận diện

Rối loạn tiền đình là một hội chứng gây nên bởi các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch. Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm theo hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng…

Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ bị đột qụy cao.

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng)... Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Trong đó, nguyên nhân lớn gây nên chứng bệnh này là do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu. Cùng với đó, một nguyên nhân khác là người bị mất máu nhiều do chấn thương; phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu…

Cùng với đó, chứng rối loạn tiền đình còn có thể do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.

Do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa…; người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan; người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình; uống quá nhiều rượu bia.

Dự phòng cơn chóng mặt kịch phát

Để phòng tránh rối loạn tiền đình mọi người cần (đặc biệt là người có tiền sử rối loan tiền đình cần): Tránh những tư thế gây chóng mặt, uống đủ nước mỗi ngày; tránh dùng những thức ăn - uống ngọt quá hay mặn quá sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và tai trong; tránh uống cafe hay thức uống có cồn vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu mất nước; tránh những loại thực phẩm có chứa acid amin tyramine vì có thể gây khởi phát bệnh Migraine (thể nhức đầu kèm chóng mặt) như: rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, chocolate, chuối, cam, quýt, sung, phô mai, các loại hạt...; tránh một số thuốc có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình như: aspirin làm ù tai nhiều hơn, steroids gây giữ nước làm rối loạn điện giải; không hút thuốc là vì thuốc lá gây biến chứng vữa xơ hẹp mạch máu, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; tránh quay cổ hoặc đứng lên, ngồi xuống quá nhanh; tránh leo trèo cao, tránh đọc sách báo khi đang ngồi xe; tránh căng thẳng, lo âu, hoảng hốt... thái quá; nên ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiền Thống An điều chế từ 100% các loại dược liệu được trồng tại Việt Nam

Thành phần: Ích mẫu; Đương quy; Thục địa; Đan sâm; Bình vôi; Cam thảo; phụ liệu.

Tác dụng: Hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, giảm hình thành và làm tan cục máu đông, giúp cải thiện thiểu năng, tuần hoàn máu não và giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Đối tượng sử dụng: Người bị thiểu năng tuần hoàn não với các biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê mỏi chân tay, đau vai gáy, hội chứng tiền đình; Người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

comment Bình luận

largeer