Sau sinh ăn dứa được không?
Lợi ích của quả dứa
Quả dứa còn được gọi là mắt dứa, quả thơm là loại quả rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm rất đặc biệt.
Theo Đông y, dứa có vị ngọt chát, tính bình và có tác dụng giải khát, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Các men trong quả dứa sẽ giúp phân giải protein giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Các nhà khoa học đã chứng minh, nếu bạn ăn nhiều thịt, mỡ thì nên ăn dứa sẽ rất tốt cho sức khỏe. Chất đường men, muối trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa cao huyết áp, chữa viêm thận, phù thũng. Bên cạnh đó ăn dứa còn giúp hỗ trợ điều trị ho và viêm phế quản.
Tuy nhiên, loại quả này lại không phù hợp lắm với phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều dưa hoặc nước ép dứa trong thời gian đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Do trong dứa có chứa chất bromelian làm mềm cổ tử cung, gây ra những cơn co thắt. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy - nguy hiểm với mẹ bầu.

Sau sinh ăn dứa được không? Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe
Một số công dụng tuyệt vời của dứa mà bạn không thể bỏ qua như:
- Thay thế các loại thuốc chống đông: Uống 1 cốc nước ép dứa có thể thay thế các loại thuốc chống đông như: coumarin, warfarin… vốn gây ra các tác dụng phụ.
- Chữa liền sẹo: mốt số enzyme trong quả dứa giúp làm lành vết thương trên da. Chất Bromelin trong dứa còn giúp giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và đau nhức.
- Chị em phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sinh con thứ 2, thứ 3 có vấn đề về kinh nguyệt nên dùng dứa. Do dứa chứa nhiều magie giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều và hạn chế mất máu, tụt huyết áp.
- Dứa chứa nhiều chất kháng khuẩn, giúp kháng virut cảm cúm, bôi trơn thành ruột, bài tiết các độc tố và thanh lọc cholesterol...
Sau sinh ăn dứa được không
Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào cho thấy ăn dứa có tác hại với phụ nữ sau sinh cả. Do vậy vì một số lợi ích về sức khỏe của dứa mà bà đẻ vẫn có thể ăn dứa.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, mẹ đang cho con bú không nên ăn quá nhiều dứa. Do trong dứa có chất pepin là chất giống như con dao hai lưỡi. Nếu chất này điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản, thì với phụ nữ sau sinh chúng lại làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho em bé bị yếu.
Hơn nữa, ở mắt dứa thường có một loại nấm tên candida trepicalis. Nhất là ở những quả dập nát chứa nhiều nấm này, và chúng chính là nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Sau sinh ăn dứa được không? Phụ nữ sau sinh có thể ăn dứa, nhưng nên hạn chế để không ảnh hưởng đến bé
Bên cạnh đó, khi sử dụng dứa nên nhớ không ăn hoặc uống nước ép dứa khi bụng đói. Do các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Mặc dù hoa quả là thực phẩm rất tốt với phụ nữ sau sinh, nhưng không phải loại quả nào các mẹ cũng có thể sử dụng được. Những trái cây chứa nhiều vitamin C, trong đó có dứa dễ làm trẻ nổi mịn và phát ban.
Cách chọn dứa tươi, an toàn
- Chọn dứa màu vàng sẫm, tươi sáng và có thể ngả sang màu da cam nhạt là dứa đã chín. Còn nếu dứa có màu vàng nhưng vẫn có vân xanh lá cây đậm thì quả đó chưa chín hẳn nên ít ngọt và không thơm.
- Chọn dứa có lá trên đầu xanh, cứng cáp thì đó là quả dứa sinh trưởng tốt. Còn dưa chín có lá ở đầu tươi, xanh thì chứng tỏ là dứa chín cây hoặc đã già, ngọt và tươi hơn dứa chín ép.
- Quả dứa nào càng thơm thì càng ngọt.

Sau sinh ăn dứa được không? Nên chọn dứa quả ngắn, dáng tròn bầu sẽ có nhiều thịt hơn dứa quả dài
- Chọn dứa quá cứng sẽ không được ngọt, nhưng nếu ăn mềm quá, ấn tay vào có nước ứa ra thì là dứa đã nẫu ăn sẽ không ngon. Do vậy nên chọn dứa có độ cứng và mềm vừa phải.
- Nên chọn dứa ngắn quả, dáng tròn bầu sẽ có nhiều thịt hơn dứa quả dài.
Hy vọng những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về những công dụng của dứa cũng như việc bà đẻ có ăn dứa được không.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm