Những ai không nên ăn dứa?
Lợi ích của dứa đối với sức khỏe
Dứa là loại quả nhiệt đới chứa đẩy đủ các vitamin, enzyme và khoáng chất… là những chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể khoẻ mạnh.
- Uống nước ép dứa giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Lượng enzim bromelain có trong dứa rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trung hòa được lượng axit. Bromelain cũng giúp điều trị chứng khó tiêu và hoạt động như chất chống viêm.
Những ai không nên ăn dứa. Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe
- Enzim bromelain có lợi cho sức khoẻ: Đây là chất có trong dứa có tác dụng tốt trong việc ngăn cảm lạnh, ho... Bromelain giúp cải thiện hơi thở của chất nhầy trong khu vực hô hấp. Lấy bromelain đúng cách giúp giảm đau trong bệnh viêm khớp.
- Giúp xương chắc khỏe: Do chứa nhiều mangan nên dứa rất tốt cho việc duy trì xương chắc khỏe. Bên cạnh đó dứa còn có nhiều vitamin C nên rất tốt để giúp răng nướu khỏe mạnh.
- Tốt cho thị lực: chất beta-carotene và vitamin A có trong dứa tốt cho thị lực. Chất chống oxy hóa giúp giải quyết các vấn đề về mắt liên quan và duy trì đôi mắt khoẻ mạnh.
- Chống viêm khớp và đau khớp: chất enzyme bromelain trong dứa giúp giảm viêm và sưng. D
- Giảm nguy cơ cao huyết áp: Chất natri và kali trong dứa rất tốt để chống lại căn bệnh cao huyết áp.
- Giúp răng nướu khỏe mạnh: Nước dứa ép chứa lượng lớn vitamin C có lợi cho răng chắc khỏe . Ăn dứa giúp ngăn ngừa các mảng bám trên răng và hạn chế các hoạt động của vi khuẩn.
- Tốt cho tim mạch: Dứa giúp thông máu, đảm bảo lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn. Chất bromelain trong dứa làm loãng máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim mạch khác. Chất chống oxy hóa trong vitamin C cũng giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chống các gốc tự do. Vitamin C ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hoạt động như là chống đông máu.
- Dứa giúp giảm cân, tốt cho người béo phì.
- Tăng cường hệ miễn dịch do chứa nhiều vitamin C, A, và selen.
- Giúp đẹp da, cải thiện độ ẩm cho da và loại bỏ các tế bào chết trên da.
- Giải độc cơ thể và lợi tiểu
Những ai không nên ăn dứa?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Theo nghiên cứu thì trong dứa chứa chất bromelain sẽ làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Nhất là dứa xanh lại chứa hàm lượng bromelain rất cao. Bởi vậy mà phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu nếu ăn dứa rất dễ gây sảy thai.
Bên cạnh đó ăn dứa rất dễ bị tiêu chảy do nhiễm độc nên rất nguy hiểm với phụ nữ có thai. Tuy nhiên phụ nữ mang thai giai đoạn cuối ăn ít dứa có thể kích thích co bóp tử cung giúp dễ dàng sinh nở.
Người bị tăng huyết áp
Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh. Chất này có tác dụng gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.
Do vậy mà những người có tiền sử tăng huyết áp nếu sử dụng dứa dễ gây ra các biểu hiện: nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.
Người hay bị dị ứng
Thông thường nếu ăn dứa bạn sẽ có các biểu hiện như sưng môi, má và lưỡi. Nhưng đây là phản ứng làm mềm thịt của dứa và chúng sẽ hết sau vài giờ.
Nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng như: nổi mề đay, khó thở, phát ban thì có thể bạn đã bị dị ứng với dứa. Trong trường hợp này bạn cần ngừng ăn và đến cơ sở y tế để được điều trị.
Người có tiền sử bị viêm da cơ địa dị ứng
Do trong dứa chứa men bromelin, một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Theo một số nghiên cứu thì loại men này kích thích cơ thể sinh ra histamin làm đau quặn bụng từng cơn, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa.
Những ai không nên ăn dứa. Người bị tăng huyết áp nên hạn chế ăn dứa
Người bị bệnh về dạ dày
Do dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein. Đây là những chất không có lợi cho dạ dày, làm tăng viêm lớt niêm mạc dạ dày.
Nếu ăn dứa tươi lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.
Bởi những lý do trên mà kể cả những người không mắc bệnh về dạ dày cùng không nên ăn quá nhiều dứa và ăn lúc đói.
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu.
Trong dứa có chứa một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh. Do vậy khi ăn dứa sẽ gây rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy.
Bởi những lý do trên mà những người có tiền sử bệnh viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ tái phát và khiến bệnh nặng hơn.
Người đang uống thuốc
Bromelain có trong dứa là một loại enzyme có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định.
Do vậy mà các bác sĩ khuyến cáo rằng, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như: kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ thì không nên ăn dứa.
Những ai không nên ăn dứa Những ai đang dùng thuốc không nên ăn dứa
Những lưu ý khi ăn dứa
- Không ăn dứa xanh dù là ăn sống hay uống nước ép vì rất nguy hiểm. Ăn dứa rất dễ gây tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Không ăn dứa vào lúc đói bởi có thể khiến các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu…
- Không ăn quá nhiều dứa bởi sẽ gây mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn đến rát nướu, lưỡi.
- Chọn mua dứa tươi, chính và lành lặn, không bị dập nát.
- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa trước khi ăn.
- Nếu ăn trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm