Sốt siêu vi: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi
Sốt siêu vi do virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tiếp xúc trực tiếp. Thường gặp nhất là virus cúm, adenovirus, enterovirus. Bệnh dễ lây lan khi tiếp xúc với dịch hô hấp hoặc bề mặt nhiễm virus.
Bệnh khởi phát nhanh với các triệu chứng rõ rệt như sốt cao đột ngột từ 38,5-40°C kèm ớn lạnh, vã mồ hôi và thường kéo dài 2-5 ngày, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt. Người bệnh cũng có thể bị đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi toàn thân, đặc biệt ở lưng, vai, cổ, khớp, cảm thấy đuối sức và chán ăn.
Ngoài ra, các triệu chứng hô hấp trên như ho khan, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đỏ mắt hoặc đau mắt cũng thường gặp. Một số trường hợp kèm rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, dễ nhầm lẫn với bệnh đường ruột.
Điểm đặc trưng của sốt siêu vi là không gây tổn thương khu trú như viêm amidan mủ hay viêm họng mủ. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn 5 ngày, sốt không dứt, kèm phát ban, li bì, co giật hoặc khó thở, cần đi khám ngay để loại trừ các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi hoặc viêm màng não.

Có thể chườm ấm để hạ sốt tại nhà (Ảnh minh họa)
Phòng ngừa sốt siêu vi hiệu quả
Chủ động phòng ngừa sốt siêu vi là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong thời điểm giao mùa và khi dịch bệnh lan rộng.

Sốt siêu vi thường có triệu chứng đau mỏi toàn thân (Ảnh minh họa)
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi ra ngoài, đi vệ sinh và trước khi ăn uống. Hạn chế chạm tay lên mặt, mũi, miệng để giảm nguy cơ virus xâm nhập vào cơ thể.
Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh
Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, tránh tụ tập đông người trong mùa dịch để hạn chế lây lan virus gây sốt siêu vi.
Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm các loại vaccine cần thiết như cúm mùa, cúm A/H1N1, sởi, rubella… giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus gây ra.

Chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
Tăng cường sức đề kháng
Duy trì chế độ ăn đủ chất, bổ sung vitamin C, D, kẽm từ thực phẩm hoặc viên uống. Ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng và giữ tinh thần lạc quan cũng góp phần nâng cao hệ miễn dịch.
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng
Thường xuyên lau dọn nhà cửa, mở cửa đón ánh sáng tự nhiên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh.
Uyên Như (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm