Sốt xuất huyết - Dấu hiệu, điều trị và các biện pháp phòng, chống
Năm nay, theo các chuyên gia y tế dự báo theo chu kỳ 5 năm, miền Bắc sẽ có thể có đợt dịch sốt xuất huyết lớn. Tại Hà Nội, tính đến ngày 30/10/2022, tổng số ca cộng dồn có 9.747 ca mắc, 12 ca tử vong. Số ca mắc năm 2022 tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 2 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm.
Sở Y tế Quảng Nam cũng vừa báo cáo, đến ngày 30/10/2022, Quảng Nam đã ghi nhận 12.955 ca mắc sốt xuất huyết, cao hơn tổng số ca mắc của cả năm 2019 là năm có số mắc cao nhất từ năm 2016 đến nay và cũng là năm có đỉnh dịch cao nhất (11.651 ca).

TS.BS Thân Mạnh Hùng - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Và xung quanh mình, cũng đã có nhiều gia đình bạn bè mắc sốt xuất huyết, kể rằng trong khu nhà ở có nhiều người mắc sốt xuất huyết, Cúm A, COVID-19 đều được ghi nhận.
Hãy lắng nghe TS.BS Thân Mạnh Hùng - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo "Dấu hiệu mắc sốt xuất huyết nào thì cần đến các cơ sở y tế để điều trị?".
Các dấu hiệu điển hình
- Sốt cao đột ngột, liên tục, đau đầu, đau mỏi người, mệt mỏi, chán ăn...
- Giai đoạn sốt kéo dài từ 3-7 ngày. Từ ngày thứ 4 trở đi có thể xuất hiện các biến chứng nặng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, rong huyết (nữ giới).
- Một số trường hợp thoát huyết tương dẫn đến cô đặc máu và có thể dẫn tới sốc giảm thể tích, hoặc có thể suy các cơ quan nội tạng như suy gan thận, viêm cơ tim, viêm não- màng não,…
Cách điều trị
- Cách xử trí trong những ngày đầu chỉ điều trị triệu chứng bằng cách chườm mát, uống thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg ở người lớn cứ 4 tiếng uống 1 viên nếu sốt trên 38,5 độ), bù dịch bằng đường uống (orerol, nước hoa quả, nước canh,…).
- Chỉ truyền dịch (muối đằng trương hoặc Ringer lactate) khi không ăn uống được và phải được theo dõi tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Cách phòng, chống
- Cách phòng chống quan trọng nhất là diệt bọ gậy, lăng quăng, muỗi truyền sốt xuất huyết.
- Bộ Y tế đã đưa ra thông điệp "Mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh".
- Ngành Y tế khuyến cáo cộng đồng 6 điều cần làm để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Bảo Ngọc

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am