Tác dụng của cây bạch hoa xà thiệt thảo trong việc chữa bệnh

Từ rất lâu về trước, cây bạch hoa xà thiệt thảo đã được dân gian sử dụng nhiều để chữa bệnh. Những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại về cây thuốc, khẳng định những công dụng tuyệt vời của nó trong chữa bệnh tật ở con người.
09/05/2023 16:08

Tìm hiểu về cây bạch hoa xà thiệt thảo 

Ngoài ra, trong dân gian cây thuốc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau.

- Tên dược liệu: Bạch hoa xà thiệt thảo

- Các tên gọi khác: Xà thiệt thảo, lữ đồng, giáp mãnh thảo, xà châm thảo, nhị diệp lục, long thiệt thảo, bòi ngòi bò, cỏ lưỡi rắn hoa trắng, ải cước bạch hoa xà lợi thảo, dương tu thảo, an điền lan, tán thảo,…

- Danh pháp khoa học Hedyotis Diffusa Willd thuộc họ Cà phê Rubiaceae

Đặc điểm và cách nhận biết bạch hoa xà thiệt thảo

Trong tự nhiên, cây bạch hoa xà thiệt thảo có những đặc điểm thực vật sau:

- Cây thân thảo sống lâu năm, mọc bò trên mặt đất, dài khoảng 20 – 25cm. Thân cây vuông, có màu nâu nhạt, nhẵn, gốc tròn, ở thân non phía trên có 4 cạnh, từ đó mọc ra rất nhiều cành.

Empty

Cây bạch hoa xà thiệt thảo sinh trưởng trong tự nhiên

- Lá cây mọc đối xứng quanh một điểm trên thân như góc 4 cạnh, hình lưỡi mác thuôn dài và hẹp, nhọn về phía đầu, gần như không có cuống lá, rộng 1 – 3mm và dài 1 – 3.5cm. Lá có màu xanh xám, gân lá nổi rõ và gồ lên ở giữa, có khía răng ở đỉnh lá.

- Hoa có cuống, mọc đơn độc hoặc mọc thành đôi từ kẽ lá, hoa nở quanh năm. Bông hoa nhỏ, thường có màu trắng, ít khi có màu hồng. Tràng hoa có 4 lá nhỏ hình lưỡi mác, ống đài có hình cầu, nhị bốn dính ở ống tràng, có 2 đầu nhuỵ, nhiều noãn.

- Quả mọc quanh năm, dạng bế, có bầu hạ, bên trong có chứa nhiều hạt góc cạnh.

Cách nhận biết bạch hoa xà thiệt thảo chính xác nhất giữa rất nhiều loại cây dại khác chính là lá cây. Hình dạng của chiếc lá rất giống với lưỡi rắn đang bò trên mặt đất, cùng với những bông hoa nhỏ màu trắng làm nên điểm độc đáo cho loại cây này.

Bạch hoa xà thiệt thảo mọc nhiều ở đâu?

Bạch hoa xà thiệt thảo là một loại cây mọc hoang khắp cả 3 miền đất nước ta. Cây ưa sống ở khu vực có ánh sáng, có thể sinh sôi tươi tốt quanh năm, được tìm thấy nhiều nhất ở bờ ruộng, ven sườn đồi, ven đường,…

Không chỉ ở Việt Nam, loại cây cỏ dại này còn phân bổ nhiều ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Nepal, Srilanka,…

Thu hoạch và bào chế dược liệu xà thiệt thảo

Cây thuốc có thể phát triển tươi tốt quanh năm nhưng theo kinh nghiệm của người dân thì thời điểm vàng để thu hoạch là vào mùa hạ.

Toàn thân cây thuốc đều được sử dụng để bào chế dược liệu, gồm cả rễ, thân cành, lá, hoa quả.

Để dùng làm thuốc có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô đều có thành phần dược tính như nhau:

- Dùng tươi: Đào toàn bộ cây thuốc, dũ sạch đất cát, rửa thật sạch sẽ và chặt thành từng đoạn nhỏ dùng dần. Thông thường các bài thuốc chỉ dùng rễ cây hoặc lá tươi.

- Dùng khô: Sau khi thu hoạch, rửa sạch hoàn toàn đất cát rồi chặt thành từng đoạn nhỏ. Có thể chọn cách phơi khô, sấy khô hoặc sao vàng đều được, sao đó bảo quản trong túi kín để sử dụng dần.

Dược liệu cần được bảo quản trong túi kín, tránh nguồn nước gây ẩm mốc, thỉnh thoảng có thể đem ra phơi khô lại.

Tác dụng của cây bạch hoa xà trong việc chữa bệnh

Từ rất lâu về trước, cây bạch hoa xà thiệt thảo đã được dân gian sử dụng nhiều để chữa bệnh. Những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại về cây thuốc, khẳng định những công dụng tuyệt vời của nó trong chữa bệnh tật ở con người.

Empty

Bạch hoa xà thiệt thảo sấy khô được dùng trong các bài thuốc Đông y

Dưới đây là những công dụng của cây thuốc theo góc nhìn của cả Đông y và y học hiện đại.

Theo Đông y cổ truyền

Trong các tài liệu y học cổ truyền, vị thuốc bạch hoa xà thiệt thảo mang vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, không có độc, được quy vào 5 kinh gồm Vị, Tâm, Can, Tiểu trường và Đại trường.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, lợi thấp, hoạt huyết, tiêu thũng, tán kết, tiêu ung, khu phong, khử ứ, kháng nham, chỉ thống,…

Đông y thường sử dụng vị thuốc để chữa trị nhiều bệnh khác nhau.

- Thời Tuệ Tĩnh dùng để chữa vết thương do bị rắn cắn, chữa sởi, sưng nhọt, lở loét, chấn thương khi bị ngã, tai nạn, côn trùng đốt

- Chữa các bệnh nhiễm trùng họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, hen suyễn, cảm sốt,…

- Chữa các bệnh về gan mật như vàng da, viêm gan, sỏi mật,…

- Dùng khi bị kiết lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa

- Điều trị hỗ trợ các bệnh ung thư manh tràng, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư gan giai đoạn đầu.

Các nghiên cứu của khoa học hiện đại về xà thiệt thảo

Với công nghệ phân tích hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu phân lập được 171 hợp chất từ dược liệu bạch hoa xà, gồm có 32 thành phần iridoid, 26 thành phần flavonoid, 26 thành phần phenolic, 24 thành phần anthraquinone, 50 loại dầu dễ bay hơi và 13 các hợp chất khác.

Cụ thể trong cây thuốc có chứa nhiều hoạt chất như: asperulosid, ursolic acid, , acid oleanolic, methanol, hentriaconotane, stigmastatrienol,…

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về cây thuốc, nhận định cây thuốc có nhiều tác dụng trong chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật ở con người.

Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của bạch hoa xà thiệt thảo

Đây là tác dụng được các nhà khoa học quan tâm và dành nhiều công sức để nghiên cứu nhất. Kết quả đem lại rất khả quan:

- Nghiên cứu của Hsu H.Y và cộng sự (1997): Thành phần oleanolic acid ức chế sự phát triển của khối u nhú, giảm tổn thương máu sau quá trình xạ trị, chống viêm.

- Nghiên cứu của Zhang L và cộng sự (2016): Ức chế sự phát triển tế bào ung thư buồng trứng (A2780), ngăn chặn tế bào ung thư di căn.

- Nghiên cứu của Chung T.W và cộng sự (2017): Butanol và dịch chiết methanol có tác dụng ngăn chặn tế bào phân bào, di căn, giảm khả năng xâm lấn của tế bào ung thư vú (MCF-7).

- Nghiên cứu của Liu Z và cộng sự (2010): Methylanthraquinone chống lại nhiều loại tế bào ung thư.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đưa ra kết luận chung về tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo trong điều trị bệnh ung thư. Các hoạt chất trong cây thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư, ức chế phân bào dẫn đến hoại tử tế bào ung thư, ngăn chặn khối u nhú phát triển, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cây thuốc phù hợp với các bệnh nhân ung thư phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan, tuyến tiền liệt, vú, buồng trứng, cổ tử cung, đa u tuỷ, chống ung thư máu,…

Đặc biệt tác dụng này của cây bạch hoa xà thiệt thảo phát huy hiệu quả tốt nhất với ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Những tác dụng tuyệt vời khác của bạch hoa xà thiệt thảo

Bên cạnh công dụng tuyệt vời trong nhiều loại bệnh ung thư thì cây thuốc này còn có nhiều tác dụng khác với cơ thể con người.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Chất flavonoid thúc đẩy tăng sinh tế bào bạch cầu giúp điều hoà hệ miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt các nguy cơ gây hại, tăng cường đại thực bào.

- Chống oxy hóa: Nhờ flavonoid và iridoid bảo vệ các tế bào.

- Kháng viêm: Chiết xuất flavonoid và iridoid ức chế hoạt động cytokine gây viêm, tăng cường khả năng đại thực bào trong võng mạc nội mô và bạch cầu, được ứng dụng trong chữa viêm ruột thừa. Ngoài ra cây thuốc còn có tác dụng tăng cường chức năng ở vỏ thượng thận.

- Kháng khuẩn: Thử nghiệm trên thỏ cho thấy tính kháng khuẩn không cao, tuy nhiên cây thuốc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, tụ cầu khuẩn, ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn thương hàn nếu ở nồng độ cao.

- Tác dụng bảo vệ hệ thần kinh: 5 hợp chất flavonoid cùng 4 hợp chất iridoid giúp bảo vệ hệ thần kinh khi thử nghiệm trên chuột.

- Chữa các bệnh về gan: Giải độc và đào thải độc tố trong gan, có tác dụng với viêm gan cấp tính có dấu hiệu vàng da.

- Giải nọc độc của rắn: Nước sắc chiết cồn có khả năng giảm tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn, chỉ dùng ở dạng nước sắc hoặc tiêm, với các trường hợp bình thường chỉ cần dùng dược liệu vừa đủ.

- Ức chế sinh tinh ở nam giới: Nghiên cứu trên 102 nam giới sử dụng dược liệu trong 3 tuần cho thấy 77% người suy giảm tinh trùng từ ⅓ đến 1/10.

 Theo Tạp chí Đông y

comment Bình luận

largeer