Tác dụng của huyệt Cách Du với sức khỏe

Huyệt Cách Du là huyệt đạo nằm phía sau lưng, tại gai đốt sống thứ 7. Tác động chính xác vào huyệt sẽ giúp điều trị các bệnh như động kinh, chảy máu cam, viêm dạ dày, cao huyết áp…
27/10/2022 09:12

Huyệt Cách Du là gì? Cách xác định vị trí

Huyệt Cách Du là huyệt thứ 17 của kinh Bàng Quang và xuất xứ từ Thiên ‘Bối Du’ (Linh khu.51).

Một số đặc tính của huyệt như:

Là huyệt Hội của Huyết

Là một trong Tứ Hoa Huyệt

Là một trong Lục Hoa Huyệt

Huyệt để tán khí Dương ở Hoành Cách mô và Thực quản.

Huyệt dùng để tả khí Dương ở Ngũ Tạng.

Theo Trung Y Cương Mục giải thích tên huyệt: Cách được hiểu là cơ hoành, Du nghĩa là đi vào, tiến vào. Cách Du nghĩa là đưa kinh khí đi vào hoàn cách mô.

Vị trí: Huyệt nằm ở gai đốt sống thứ 7 phía sau lưng. Huyệt đo ngang ra khoảng 1,5 thốn và ngang với huyệt Chí Dương.

Cách xác định như sau: Bạn cho tay ra sau lưng, từ khe đốt sống lưng D7 và D8 đo ngang ra khoảng 1,5 thốn đó chính là huyệt Cách Du.

huyet-cach-du

Tác dụng của huyệt Cách Du

Theo y học cổ truyền, huyệt Cách Du có công dụng:

Bổ hư lao

Thư giãn vùng ngực

Lý khí

Hóa ứ

Thanh huyết nhiệt

Hòa Vị khí

Bởi những công dụng đó, huyệt chuyên chủ trị:

Chữa các bệnh như xuất huyết, thiếu máu, nôn mửa

Lưng đau thắt, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và kém ăn

Giãn cơ, giảm áp lực dây chằng, dây thần kinh và cơ.

Cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề và đau nhức

Thúc đẩy lưu thông khí huyết.

Có 2 phương pháp tác động lên huyệt để trị bệnh:

Bấm huyệt: Đây là phương pháp tác động lên huyệt đơn giản và dễ làm. Người bệnh có thể tự bấm huyệt tại nhà nếu xác định được vị trí Cách Du.

Châm cứu: Khi thi châm, mũi kim đâm xuống xiên về phía cột sống và sâu khoảng 0,5 – 0,8 thốn. Bạn thực hiện cứu khoảng 3-5 tráng, ôn cứu từ 5-10 phút. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật, bạn không nên tự châm cứu tại nhà. Việc châm sai huyệt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Cách phối huyệt Cách Du trị bệnh

Các huyệt đạo trên cơ thể con người đều có sự liên kết và tương thông lẫn nhau. Chính vì vậy, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về y học cổ truyền đã chỉ ra một số cách phối huyệt để nâng cao khả năng điều trị bệnh.

Dưới đây là một số cách phối huyệt Cách Du trị bệnh:

Theo Giáp Ất Kinh, phối Can Du (Bàng quang.18) trị bệnh điên hiệu quả.

Theo Bị Cấp Thiên Kim Phương, phối Đại Trữ (Bàng quang.11) + Ngọc Chẩm (Bàng quang.9) + Can Du (Bàng quang.18) + Tâm Du (Bàng quang.15) + Đào Đạo (Đc.13) chữa chứng tay chân lạnh, không ra mồ hồi.

Theo Tư Sinh Kinh, phối Thái Khê (Th.3) chưa bệnh sốt rét cách nhật.

Theo Châm Cứu Đại Hành, phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Trường Cường (Đc.1) + Can Du (Bàng quang.18) + Thừa Sơn (Bàng quang.57) trị tiểu ra máu, tạng độc.

Theo Thần Cứu Kinh Luân, phối Tam Tiêu Du (Bàng quang.22) + Cự Khuyết (Nh.14) chữa chán ăn, ăn không vào và nôn mửa.

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, phối Lệ Đoài (Vị 45) + Cách Quan (Bàng quang.46) trị bệnh thực đạo liệt.

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải, phối Tỳ Du (Bàng quang.21) + Cao Hoang (Bàng quang.43) chữa bệnh ăn vào nôn ra.

Các bước bấm huyệt trị bệnh

Cách Du là huyệt đạo quan trọng, chuyên dùng trị các bệnh về cột sống, thiếu máu, lưng đau nhức… Khi bấm huyệt Cách Du bạn cần cẩn trọng, tránh xảy ra sơ sót gây nguy hiểm.

Đầu tiên bạn cần tập trung tinh thần và xác định chính xác vị trí của huyệt Cách Du.

Tiếp đó dùng ngón tay cái bấm vào huyệt, day theo chiều kim đồng hồ. Hoặc bạn có thể tác động vào huyệt bằng cách nhấn lên nhấn xuống.

Nếu cảm thấy đau bụng khi bấm huyệt, bạn dùng túi hoặc vật dụng chườm nóng để giảm đau.

Với những trường hợp không thể xác định chính xác vị trí huyệt nên đến các cơ sở y học cổ truyền để bác sĩ thực hiện điều trị. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan tự điều trị tại nhà.

Huyệt Cách Du nằm ở đâu, công dụng và cách bấm huyệt đã được giải đáp qua bài viết trên đây. Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về huyệt Cách Du. Trường hợp bạn muốn dùng huyệt này để trị bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ y học cổ truyền. Xác định đúng phương pháp điều trị sẽ giúp bệnh mau khỏi, đồng thời tránh biến chứng nguy hiểm.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer