Tác dụng của huyệt Kinh Môn với sức khỏe con người

Huyệt Kinh Môn có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch và chức năng tạng phủ trong cơ thể. Với tác dụng giúp ôn Thận hàn, giáng Vị khí, dẫn Thủy thấp, đả thông kinh mạch… huyệt được ứng dụng phổ biến trong hoạt động chăm sóc, nâng cao sức khỏe.
14/10/2022 08:50

Huyệt Kinh Môn là huyệt gì?

Tên khác: Huyệt Khí Du, huyệt Khí Phủ.

Xuất xứ: Thuộc Thiên “Kinh Mạch” (Linh Khu.10).

Kinh tượng trưng cho vùng to lớn, ý chỉ cái trọng yếu và môn là môn hộ. Huyệt là Mộ huyệt của kinh thận, trị thủy đạo không thông mà thủy đạo lại là môn hộ, vì vậy huyệt được gọi với cái tên là huyệt Kinh Môn. Ngoài ra, Kinh Môn còn là huyệt thứ 25 của kinh Đởm.

Theo các y thư cổ, Kinh Môn là một trong những huyệt vị quan trọng trong hệ thống kinh mạch của cơ thể. Huyệt có tác dụng chủ yếu trong trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, viêm thận… Cũng chính vì vậy mà cho đến nay, huyệt đạo này vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh của y học cổ truyền.

huyet-kinh-mon

Vị trí huyệt Khí Phủ ở đâu và cách thức xác định

Huyệt nằm ngang vùng bụng, ở dưới bờ đầu xương sườn tự do thứ 12. Theo giải phẫu, dưới da là cơ chéo to, chéo bé, cơ ngang của bụng, đầu cụt xương sườn thứ 12, mạc ngang, phúc mạc và thận. Thần kinh vận động cơ thuộc 6 dây thần kinh gian sườn dưới đi kèm với dây thần kinh bụng – sinh dục. Đồng thời, da vùng huyệt chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh D9.

Để xác định chính xác vị trí huyệt Khí Du có thể thực hiện đơn giản theo các bước sau:

Người bệnh nằm hoặc ngồi theo tư thế thoải mái.

Xác định xương cụt thứ 12, huyệt nằm ở dưới đầu tự do xương cụt này.

Tác dụng của huyệt Kinh Môn với sức khỏe con người

Kinh Môn được đánh giá là một trong những huyệt vị quan trọng nhất của hệ thống kinh mạch trong cơ thể. Là nơi hội tụ của các luồng khí mạnh, huyệt đem lại tác dụng giúp ôn Thận hàn, giáng Vị khí và dẫn Thủy thập. Nhờ vậy, Kinh Môn được ứng dụng phổ biến trong chủ trị các bệnh:

Đau bụng, đau liên sườn: Với vị trí tại đầu dưới xương cụt 12, huyệt Kinh Môn có mối quan hệ chặt chẽ với các huyệt đạo vùng bụng. Vì vậy, việc tác động vào huyệt sẽ đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết, thư giãn cơ, mạch từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

Trị chứng đầy bụng, ỉa chảy: Đầy bụng, ỉa chảy xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Huyệt Khí Phủ có mối liên hệ mật thiết với chức năng tạng phủ, hỗ trợ ổn định tiêu hóa từ đó làm dịu cũng như ngăn cản các tình trạng đầy bụng, ỉa chảy… xuất hiện.

Trị viêm thận: Như đã nêu ở trên, ôn Thận hàn là một trong những lợi ích quan trọng trọng của huyệt Kinh Môn. Hiện tại, hoạt động trị các bệnh về thận thông qua ứng dụng lợi ích của huyệt đang được thực hiện rất phổ biến.

Bên cạnh đó, khi kết hợp Kinh Môn cùng các huyệt vị khác, người dùng có thể đạt được một số lợi ích như sau:

Kết hợp cùng huyệt Hành Gian trị đau lưng.

Kết hợp cùng huyệt Âm Lăng Tuyền, Nhiên Cốc trị tiêu phân sống.

Kết hợp cùng huyệt Thạch Quan trị đau cột sống lưng.

Kết hợp cùng huyệt Lãi Câu, Trung Phong trị đau bụng dưới.

Kết hợp cùng huyệt Chiếu Hải trị chứng tiểu vàng, tiểu không thông.

Kết hợp cùng huyệt Chương Môn, Thiên Xu trị các loại sán khí, thoát vị.

Kết hợp cùng huyệt Bàng Quang Du, Thận Du, Ủy Trung trị đau lưng.

Cách thức tác động vào huyệt Kinh Môn và lưu ý

Hiện tại, châm cứu và bấm huyệt là hai phương thức chính được sử dụng để tác động vào huyệt Kinh Môn. Đây là cách trị bệnh theo y học cổ truyền, hướng tới nhiệm vị giúp thông kinh hoạt lạc, cần bằng năng lượng trong cơ thể từ đó nâng cao sức khỏe và bệnh tự động được đẩy lùi. Cụ thể cách thức trị bệnh theo hai liệu pháp này như sau:

Hướng dẫn cách bấm huyệt Kinh Môn:

Xác định chính xác vị trí huyệt vị theo cách thức được nêu ở trên.

Sử dụng ngón tay cái ấn vào vị trí huyệt với một lực vừa đủ theo chiều kim đồng hồ trong vòng 2 – 3 phút. Thực hiện ngày 2 lần, có thể kết hợp cùng các loại cao, tinh dầu xoa bóp để tăng hiệu quả.

Hướng dẫn châm cứu huyệt Kinh Môn như sau:

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trong châm cứu sau đó tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt vị.

Thực hiện châm thẳng vào huyệt sâu 0,5 – 1 thốn, cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu trong 5 – 10 phút.

Lưu ý: Tránh châm sâu, châm lệch có thể làm tổn thương các dây thần kinh, tổn thương thận nhất là khi mũi kim đi vào phía trong.

Bên cạnh đó, hoạt động trị bệnh, nâng cao sức khỏe thông qua châm cứu, bấm huyệt cũng chỉ thật sự mang lại hiệu quả khi được kết hợp cùng một lối sống lành mạnh. Theo đó, trong quá trình áp dụng các liệu pháp này, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong khẩu phần ăn.

Uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít/ngày), có thể thay thế nước lọc bằng nước ép hoa quả, sinh tố.

Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng.

Giữ trạng thái tinh thần cân bằng, tránh để cơ thể mệt mỏi hay ngủ không đủ giấc trong thời gian dài.

Kết hợp các liệu pháp trị bệnh với tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.

Tiến hành trị liệu, kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ nhằm xác định hiệu quả trị bệnh theo từng giai đoạn và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.

Trên đây là đầy đủ các thông tin chi tiết về huyệt Kinh Môn và các vấn đề liên quan. Để ứng dụng hiệu quả các lợi ích của huyệt, người bệnh nên tìm đến các phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa để nhận sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, thầy thuốc. 

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer