Tác hại của lạm dụng tinh dầu vào mùa lạnh

Trong thời tiết nồm ẩm, se lạnh, tinh dầu được nhiều người sử dụng để mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn. Đồng thời, nhiều loại tinh dầu được biết đến có thể xua đuổi được côn trùng như ruồi, muỗi. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tinh dầu sẽ mang lại những tác hại nguy hiểm đến sức khỏe.
14/10/2020 10:12

Tinh dầu có tên tiếng Anh là Essential Oil, dạng chất lỏng, chứa các hợp chất có mùi thơm dễ bay hơi được chiết xuất bằng một số cách như chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc tách chiết dung môi từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây,… của thực vật. Người ta ví tinh dầu như nhựa sống của cây, mang sức sống mạnh mẽ và năng lượng tinh khiết gấp 50 đến 100 lần các loại thảo dược sấy khô.

Tác dụng của tinh dầu

Theo nghiên cứu, tác dụng tốt nhất được biết đến của tinh dầu là tăng cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng, chống mất ngủ. Tinh dầu oải hương (Lavender) là sự lựa chọn phổ biến nhất cho mục đích này.

tinh dau

Hình minh họa.

Một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Memorial Sloan – Kettering ở New York cho thấy sự cải thiện trong cảm giác hạnh phúc ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tinh dầu hoa oải hương khi so với bệnh nhân được điều trị bằng xoa bóp hoặc nghỉ ngơi. Một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Holistic Nurse Practice số tháng 3/2008 cho thấy, những y tá sử dụng liệu pháp tinh dầu hoa oải hương thì có tâm trạng căng thẳng ở mức độ thấp nhất. Ngoài tinh dầu hoa oải hương thì một số tinh dầu khác cũng đã được chứng minh có tác dụng này như phong lữ (Geranium), hoa cúc (Chamomile) và dầu hoa cam (Neroli). 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Chia-Nan (Đài Loan) khi đốt tinh dầu tinh chất sẽ tương tác với không khí và tạo ra những hạt nhỏ gây kích thích. Những hạt này gây ngứa mắt, viêm mũi, ngoài ra có thể gây đau đầu, buồn nôn và nguy hiểm hơn gây tổn thương gan và thận. Những người có tiền sử bị dị ứng phấn hoa tuyệt đối không nên sử dụng tinh dầu.

Tác hại nếu lạm dụng tinh dầu

Trong báo cáo đăng trên Tạp chí Khoa học Môi trường (Mỹ), các tác giả cho biết, tất cả các loại tinh dầu thơm đều phát tán hóa chất độc vào không khí. Trong đó, độc hại nhất là tinh dầu oải hương, trà xanh, bạc hà, chanh và khuynh diệp. 

Các nghiên cứu cho thấy hàng ngàn vụ ngộ độc tinh dầu gặp phải trong những năm qua và hơn một nửa trong số đó bao gồm cả trẻ em. Do đặc tính dễ bay hơi khiến độc tính lây lan một cách nhanh chóng, và chỉ cần một lượng nhỏ tinh dầu cũng đủ tạo ra tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Nôn mửa: Tinh dầu cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa, tổn thương phổi và suy nhược hệ thần kinh trung ương. Loại tinh dầu tồi tệ nhất là dầu khuynh diệp, chỉ cần một vài giọt cũng có thể gây buồn nôn, đau dạ dày và co giật.

Trong khi 80% trường hợp ngộ độc là do tình cờ, vì nhầm lẫn tinh dầu với thuốc nước như siro ho, thì vẫn có một số người sử dụng tinh dầu bằng đường uống do hiểu biết và thông tin sai lệch.

tinh dau

Lạm dụng tinh dầu có thể gây nguy hiểm với sức khỏe.

Phát triển tuyến vú ở đàn ông: Có một hiện tượng gọi là nữ hóa tuyến vú về sự phát triển của 'bộ ngực đàn ông. Điều này thực tế khá hiếm gặp và thường không có nguyên nhân rõ ràng. Ngoại trừ việc đôi khi nó được kích hoạt bởi dầu hoa oải hương và cây trà.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại tinh dầu thường là nguyên nhân gây ra các mô vú to ở các chàng trai trẻ. Ngiên cứu liên quan đến 3 chàng trai không có điểm chung nào nhưng lại bất ngờ xuất hiện ngực và sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chiết xuất từ hoa oải hương và tinh dầu trà.

Chính vì vậy, một số loại tinh dầu có thể bắt chước kích thích tố nữ và ngăn chặn hành vi của nam giới. Điều này phá vỡ sự cân bằng nội tiết và hệ nội tiết tổng thể của cơ thể.

Một số loại tinh dầu là chất nhạy sáng, điều này có nghĩa là da dễ bị tổn thương trước ánh nắng mặt trời. Nó bao gồm các loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ và lá của các loại trái cây có múi và thủ phạm lớn nhất chính là tinh dầu cam Bergamot.

Kích ứng da: Sử dụng tinh dầu quá thường xuyên sẽ gây ra ác vấn đề về da, từ kích ứng nhẹ đến tình trạng dị ứng toàn phát như viêm da. Phản ứng dị ứng tinh dầu làm cho da nổi mề đay, rát và mẩn ngứa.

Ngoài các vấn đề về da, phản ứng dị ứng với tinh dầu cũng ảnh hưởng đến mắt và hệ hô hấp. Nó có thể gây hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi. 

Lưu ý:  Những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với một hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ, tích tụ, cũng bị các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát… - Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.

- Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.

- Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sỹ và pha chế thật loãng.

Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer