Tại sao rối loạn phân ly thường gặp ở trẻ em? Những vụ rối loạn phân ly ở trẻ tại Việt Nam

Vừa qua, thông tin 13 học sinh lớp 4 tại Hà Tĩnh xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt rồi ngất xỉu khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh lo lắng. Sau khi thăm khám thì xác định nhóm học sinh này bị chứng rối loạn phân ly.
01/10/2020 11:11

Rối loạn phân ly là gì?

43262c55

Rối loạn phân ly (trước kia gọi là Hysteria) là một nhóm các bệnh lý tâm thần thường gặp, tỷ lệ: 0,3-0,5% dân số. Theo Phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (ICD 10), rối loạn phân ly chính là hiện tượng mất một phần hoặc hoàn toàn sự hợp nhất giữ trí nhớ quá khứ, ý thức, đặc tính cá nhân với những cảm giác trực tiếp và sự kiểm soát vận động.

Đặc trưng của rối loạn phân ly là những triệu chứng gợi ý bệnh lý của một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng người ta không tìm thấy được nguyên nhân bằng các phương pháp thăm khám lâm sàng và xét nghiệm. Rối loạn này gặp nhiều hơn ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ.

Bệnh thường xuất hiện sau những sang chấn tâm lý, các vấn đề khó khăn trong học tập, công việc, mối quan hệ mà người bệnh không thể giải quyết được. Những sang chấn này thường gây những cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề…

Tại sao rối loạn phân ly thường gặp ở trẻ em?

9-virtual_svv_w_child-1

Theo Ths.Bs Nguyễn Mai Hương – Phó trưởng khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi Trung ương một trong những điều kiện thuận lợi khiến trẻ mắc chứng bệnh trên chính là do trẻ sống trong môi trường giáo dục không thích hợp, cha mẹ quá nuông chiều hoặc quá khắt khe với con…

Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn này có thể phát thành “dịch” trong một tập thể lớn. Cụ thể, rối loạn phân ly tập thể là khi xảy ra đồng loạt các trường hợp rối loạn phân ly trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”. Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Do có nhiều người cùng xuất hiện những biểu hiện bất thường nên bệnh lý này thường gây ra những lo lắng, hoang mang, thậm chí hiểu nhầm trong dư luận và xã hội.

Điều đó lý giải vì sao mà 13 em học sinh lớp 4 ở Hà Tĩnh có những biểu hiện như nhau.

Những vụ rối loạn phân ly ở trẻ tại Việt Nam

1. 9 học sinh Bắc Kạn biểu hiện bất thường do rối loạn phân ly tập thể

6449a4cfc58c2cd2759d

Cuối tháng 11, tại điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) có chín học sinh biểu hiện bất thường về nhận thức và sức khỏe như tự dưng ngất, nhảy nhót hoặc nói năng không kiểm soát; thậm chí có hành vi hung dữ. Khi tỉnh lại, các em đều không nhớ gì, sinh hoạt, học tập, ăn uống bình thường. Những biểu hiện này kéo dài 5-10 phút, có trường hợp lâu đến một giờ.

Năm 2016, tại điểm trường này cũng có 2 học sinh biểu hiện bất thường, sau đó không có trẻ nào mắc tương tự.

Ngày 18/1/2017, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đến Bắc Kạn tìm hiểu nguyên nhân 9 học sinh có biểu hiện tâm thần bất thường. Phó giáo sư Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khám thần kinh, tâm lý, làm xét nghiệm…, bước đầu xác định các trẻ có biểu hiện của bệnh rối loạn phân ly tập thể.

2. 13 học sinh tại Hà Tĩnh bất ngờ ngất xỉu do rối loạn phân ly

22

Sáng 30/9/2020, tại trường Tiểu học và THCS Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh khoảng 8h cùng ngày, 13 học sinh lớp 4C có biểu hiện đau đầu, buồn nôn rồi ngất xỉu trên bàn học.

Theo ông Võ Văn Phong, quyền Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Kỳ Anh qua dấu hiệu lâm sàng xác định 13 học sinh này bị chứng rối loạn phân ly. Bệnh này thường xảy ra đồng loạt trong một nhóm trong cùng một tập thể ở trường học, đám đông. Biểu hiện bắt đầu từ một người mắc bệnh và lan sang những người xung quanh.

Biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa

giao duc dao duc

Liệu pháp tâm lý được coi là liệu pháp có hiệu quả nhất trong việc điều trị rối loạn phân ly. Việc nâng đỡ tâm lý, lắng nghe giao tiếp giúp bệnh nhân kiểm soát được các hành vi là hết sức quan trọng. Ngoài ra, liệu pháp hóa dược như một số thuốc chống trầm cảm, lo âu có thể dùng để phụ trợ liệu pháp tâm lý. Vì các rối loạn phân ly có các rối loạn giống như tất cả các bệnh nên cần được chẩn đoán một cách cẩn thận và chặt chẽ. Cụ thể là cần phát hiện các sang chấn tâm lý và quan hệ thời gian giữa sang chấn và sự xuất hiện các rối loạn. Tiếp theo, cần khám xét, thăm dò tiền sử cá nhân và gia đình, hội chẩn chuyên khoa để loại trừ các bệnh thần kinh, bệnh nội khoa, bệnh tai mũi họng. Ngoài ra, cần tìm hiểu các nét tính cách như thích phô trương, thích chiều chuộng, khả năng chịu đựng kém, dễ bị ám thị ở bệnh nhân.

Vì vậy, việc chăm lo đến đời sống tinh thần và sức khỏe tinh thần là điều hết sức quan trọng. Để phòng ngừa rối loạn phân ly nói riêng và các rối loạn tâm lý khác như stress, lo âu, trầm cảm, chúng ta cần thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh.

Đối với trẻ nhỏ, cần hỗ trợ giáo dục trẻ hình thành và phát triển trở thành một nhân cách tự chủ độc lập, phát triển hài hòa về thể chất và trí tuệ.

Minh Diệu (Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer