Tăng cường kỹ năng ứng phó cho lực lượng phòng, chống thiên tai
Phát biểu tại buổi tập huấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh, khi thiên tai xảy ra, các lãnh đạo và lực lượng chức năng phải trực tiếp tham gia phòng, chống thiên tai với mục tiêu cao nhất là làm sao tiếp cận ngay tới các khu vực bị tàn phá, trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả để giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại buổi tập huấn
Trong bối cảnh đó, đội ngũ những người hậu cần như lái xe là những người lính thầm lặng nhưng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho những chuyến đi.
"Hãy thử tưởng tượng xem, nếu nhiệm vụ lái xe không đảm bảo an toàn thì không những sức khỏe, tính mạng của bản thân người lái xe, của lãnh đạo sẽ không được đảm bảo, mà công tác chỉ đạo, ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại tại địa phương sẽ không còn hiệu quả. Bên cạnh đó, vô hình trung, chính chúng ta lại trở thành gánh nặng, trở thành đối tượng phải được cứu hộ, cứu nạn, gây khó khăn chồng chất cho các địa phương đang chịu thiệt hại bởi thiên tai", ông Nguyễn Văn Tiến chia sẻ.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, việc bảo đảm an toàn cho lãnh đạo, các lực lượng tham gia ứng phó, bản thân người lái xe và phương tiện được xem là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, luôn được các cơ quan, đơn vị đặc biệt quan tâm.
Mặc dù, thời gian qua, công tác điều hành, lái xe phục vụ lãnh đạo bộ và các đoàn công tác trong các hoạt động chỉ đạo phòng, chống thiên tai đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận một số sự cố nguy hiểm xảy ra trong quá trình di chuyển, như: xe nổ lốp, lái xe mệt mỏi do thiếu thời gian nghỉ ngơi, mất liên lạc gây sai lệch hành trình,…
Dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng đây là những vấn đề cần rút kinh nghiệm sâu sắc,và phải được khắc phục thông qua các giải pháp thiết thực, trong đó có công tác tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng xử lý tình huống và chia sẻ bài học thực tiễn.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai nêu rõ: "Những nội dung này tuy không mới, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một buổi tọa đàm, tập huấn chuyên sâu, bài bản dành riêng cho lực lượng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Đây cũng là cơ hội quý báu để cùng nhau nhìn nhận một cách toàn diện hơn về những khó khăn, những bài học kinh nghiệm đã qua, cùng nhau đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, an toàn cho mỗi chuyến công tác".

Ông Nguyễn Văn Thạch, Phó Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) phát biểu
Thông tin về nội dung lái xe an toàn trong tình huống thiên tai, ông Nguyễn Văn Thạch, Phó Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) cho hay, cần tập trung vào các nội dung như: Kỹ năng lái xe an toàn (kiểm tra xe trước khi khởi hành, kiểm tra dò rỉ xe, kiểm tra áp suất lốp xe, điều chỉnh vị trí ngồi, dây đai an toàn, tốc độ của xe, tính khoảng cách dừng xe, khoảng cách an toàn, các yếu tố gây mất tập trung khi lái xe, an toàn khi đi qua đường sắt, đã uống rượu bia không lái xe, không lái xe khi buồn ngủ...).
Đối với việc chuẩn bị cho chuyến công tác ứng phó sự cố thiên tai cần quan tâm đến các vấn đề như kiểm tra xe, kiểm tra dụng cụ hành lý mang theo, chuẩn bị đối với xe (dụng cụ sửa chữa xe thông thường, bóm hơi, dây dù phòng khi phải kéo xe, kiểm tra lốp dự phòng và kích lốp). Cùng với đó, việc lái xe trong các tình huống thiên tai như mưa to, đường ngập nước, sạt lở, sương mù cần phải cẩn trọng, an toàn...

Bà Trần Hoàng Quyên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam huấn luyện sơ cấp cứu cơ bản
Tại buổi tập huấn, bà Trần Hoàng Quyên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã thông tin về các vấn đề liên quan đến việc huấn luyện sơ cấp cứu cơ bản như: Nguyên tắc trong sơ cấp cứu, sơ cứu ngừng thở, ngừng tim, sơ cứu chảy máu, sốc, gãy xương, chấn thương cột sống, sơ cứu nạn nhân bị vùi lấp....
Bà Trần Hoàng Quyên cũng lưu ý về nguyên tắc vận chuyển nạn nhân cần đảm bảo an toàn, trong đó chỉ vận chuyển bệnh nhân khi cần thiết, khi làm sơ cấp cứu, vận chuyển nhẹ nhàng, đồng bộ, đúng kỹ thuật, theo dõi nạn nhân trong quá trình vận chuyển, bàn giao và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ sở y tế tiếp nhận nạn nhân... Các đại biểu tham dự tập huấn trao đổi, chia sẻ về các vấn đề liên quan kỹ năng lái xe an toàn phục vụ các đoàn công tác phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp và các vấn đề về sơ cấp cứu...
Theo VOV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thanh Hóa: Rà soát, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến sản xuất, phân phối sữa giả
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn rà soát, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm sản phẩm sữa, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh theo quy định; đối với những trường hợp vi phạm xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật.April 26 at 8:32 am -
Amway Việt Nam – Doanh nghiệp FDI xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động
Amway Việt Nam – Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025, hạng mục “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động”.April 24 at 2:18 pm -
Thương hiệu sữa gần 50 năm được tin tưởng trong bão “sữa giả”
Sữa bột Vinamilk sản xuất với dây chuyền hiện đại, quy chuẩn khắt khe, không chứa dư lượng trừ sâu lẫn kim loại nặng, “cách ly” không khí để giữ độ tinh khiết, đạt giải Purity Award.April 23 at 7:02 pm -
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong điều trị thoái hóa khớp tại Bệnh viện An Việt
Trong bối cảnh dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa, các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp trở thành gánh nặng y tế ngày càng rõ rệt. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 10 người trên 40 tuổi thì có ít nhất 2 người đang phải đối mặt với thoái hóa khớp. Nhu cầu điều trị hiệu quả, bền vững, hạn chế xâm lấn là mong muốn cấp thiết của hàng triệu bệnh nhân.April 23 at 10:49 am